T/C khác

TCVN 12252:2020 - Phương pháp xác định cường độ bê tông trên mẫu lấy từ kết cấu

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu chế tạo mẫu bê tông khoan, cắt từ kết cấu, phương pháp thí nghiệm xác định cường độ nén, kéo khi bửa, kéo khi uốn (sau đây gọi chung là cường độ) của các loại bê tông trong các cấu kiện, kết cấu bê tông bê tông cốt thép đúc sẵn và đổ tại chỗ, trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu chế tạo mẫu bê tông khoan, cắt từ kết cấu, phương pháp thí nghiệm xác định cường độ nén, kéo khi bửa, kéo khi uốn (sau đây gọi chung là cường độ) của các loại bê tông trong các cấu kiện, kết cấu bê tông bê tông cốt thép đúc sẵn và đổ tại chỗ, trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Tiêu chuẩn có thể được sử dụng để xác định cường độ bê tông trong kết cấu nhà và công trình hiện hữu, hoặc công trình cần cải tạo trong kiểm tra, kiểm định kết cấu bê tông và bê tông cốt thép.

Tiêu chuẩn này có thể sử dụng để xác định cường độ bê tông trong các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép trong xây dựng công trình giao thông và thủy lợi.

Tiêu chuẩn này không sử dụng đối với kết cấu bê tông và bê tông cốt thép có kích thước hạt cốt liệu lớn nhất từ 70 mm trở lên.

Quy định về hình dáng, kích thước mẫu thử

a) Mẫu khoan từ kết cấu

- Mẫu thử cường độ nén: mẫu trụ đường kính từ 44 mm tới 150 mm, chiều cao từ 0,8 lần đến 2,0 lần đường kính, kích thước nhỏ nhất (đường kính hoặc chiều cao viên mẫu) không nhỏ hơn 2 lần kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu.

- Mẫu thử cường độ kéo khi bửa: mẫu trụ đường kính từ 70 mm tới 150 mm, chiều cao từ 0,5 lần đến 2,0 lần đường kính, kích thước nhỏ nhất (đường kính hoặc chiều cao viên mẫu) không nhỏ hơn 3 lần kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu.

b) Mẫu cắt từ kết cấu

- Mẫu thử cường độ nén: mẫu lập phương kích thước cạnh 70 mm, 100 mm, 150 mm hoặc 200 mm, nhưng không nhỏ hơn 2 lần kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu;

- Mẫu thử cường độ kéo khi bửa: mẫu lập phương kích thước cạnh 70 mm, 100 mm, 150 mm hoặc 200 mm, nhưng không nhỏ hơn 2 lần kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu;

- Mẫu thử cường độ kéo khi uốn: mẫu lăng trụ có kích thước cạnh tiết diện 70 mm, 100 mm, 150 mm hoặc 200 mm, nhưng không nhỏ hơn 3 lần kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu, chiều dài bằng 4 lần kích thước cạnh tiết diện.

c) Các viên mẫu khoan cắt từ kết cấu có kích thước khác viên chuẩn, sau khi thử cường độ, phải được tính đổi kết quả thử về cường độ viên chuẩn.

Quy định về sai số kích thước mẫu thử

a) Độ không phẳng mặt chịu lực của mẫu trụ hoặc mẫu lập phương thử nén: không vượt quá 0,1 mm trên 100 mm dài;

b) Độ lệch góc vuông tạo bởi các mặt kề nhau của mẫu lập phương, mẫu lăng trụ, hoặc tạo bởi đáy và đường sinh mẫu trụ: không vượt quá 1 mm trên 100 mm dài.

c) Độ không thẳng của đường sinh mẫu trụ thử bửa: Không vượt quá 1 mm trên 100 mm dài.

d) Sai số kích thước của mẫu thử so với kích thước danh định (các cạnh mẫu lập phương, các cạnh tiết diện lăng trụ, đường kính mẫu trụ) không được vượt quá ± 4 %.

Quy định về số viên mẫu thử

a) Cường độ bê tông được xác định theo từng tổ mẫu.

b) Số viên mẫu thử trong một tổ mẫu được lấy theo quy định của Bảng 1 dưới đây:

TT Thông số Giá trị
1 Kích thước mẫu thử lớn hơn hoặc bằng 90 từ 61 đến 89 nhỏ hơn hoặc bằng 60
2 Số lượng viên mẫu thử tối thiểu trong một tổ mẫu 2 3 4

...

TCVN 12252:2020 được xây dựng trên cơ sở tham khảo GOST 28570-90.

TCVN 12252:2020 do Viện Khoa học công nghệ xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.


Chi tiết nội dung Tiêu chuẩn, mời Quý vị xem hoặc download tại đây: 

Phòng Kỹ thuật

Từ khóa: tiêu chuẩn, bê tông, thí nghiệm, cường độ, kết cấu,

TIN LIÊN QUAN

TCVN 12394:2018 - Hỗn hợp bê tông sản xuất theo phương pháp định lượng thể tích và trộn liên tục

Tiêu chuẩn này áp dụng cho hỗn hợp bê tông nặng, bê tông nhẹ và bê tông cốt sợi sản xuất theo phương pháp định lượng thể tích và trộn liên tục.

Bảng tính toán mác bê tông dựa trên chỉ số đồng hồ khi thí nghiệm nén mẫu bê tông

Mác bê tông, cấp bền hay cường độ bê tông là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng bê tông trộn tay, trộn máy hay thương phẩm.

TCVN 10303:2014 - Bê tông. Kiểm tra và đánh giá cường độ chịu nén

Tiêu chuẩn này quy định nguyên tắc và hướng dẫn quy trình kiểm tra, đánh giá cường độ chịu nén của bê tông sử dụng trong thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thiết kế theo TCVN 5574:2012.

Bảng quy đổi cường độ, mác bê tông theo cấp bền C

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam cấp bền bê tông ký hiệu là B hoặc M nhưng trong một số bản vẽ do nước ngoài thiết kế ký hiệu cấp bền C gây lúng túng cho không ít kỹ sư xây dựng Việt Nam.

Quy định về đánh giá kết quả nén mẫu thí nghiệm bê tông

Mác bê tông của từng cấu kiện trong công trình do đơn vị thiết kế tính toán và chỉ định. Để đảm bảo chất lượng công trình, công tác thi công bê tông tại hiện trường phải tuyệt đối tuân thủ các quy trình nhằm đảm bảo mác thiết kế.

Quy trình kiểm định chất lượng bê tông hiện trường bằng phương pháp khoan lấy mẫu

Khoan lấy mẫu trực tiếp trên cấu kiện bê tông móng, cột, dầm, sàn, nền đường,... là phương pháp kiểm định chất lượng bê tông tại hiện trường cho kết quả có độ chính xác cao nhất.

Kiểm định chất lượng bê tông hiện trường: Quy định về kích thước mẫu khoan

Đối với phương pháp khoan lấy mẫu, nhất thiết phải tìm hiểu về loại, kích thước hạt cốt liệu lớn nhất và chiều dày của kết cấu để lựa chọn đường kính và chiều cao mẫu khoan thích hợp.

TCXDVN 239:2006 - Bê tông nặng. Chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình

Tiêu chuẩn này hướng dẫn sử dụng các phương pháp thí nghiệm để xác định và đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình.

Mức độ chính xác của các phương pháp thí nghiệm bê tông tại hiện trường

Thí nghiệm kiểm định chất lượng bê tông tại hiện trường gồm có 3 phương pháp: khoan lấy mẫu, siêu âm và dùng súng bật nảy. Tuy nhiên mỗi phương pháp có độ chính xác khác nhau.

TCVN 374:2006 - Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Các yêu cầu cơ bản, đánh giá chất lượng và nghiệm thu

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và nguyên tắc nghiệm thu đối với hỗn hợp bê tông trộn sẵn khối lượng thể tích 2200 - 2500 kg/m3 trên cơ sở xi măng, cốt liệu đặc chắc dùng thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép liền khối hoặc đúc sẵn.

CÙNG CHUYÊN MỤC

QCVN 18:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về An toàn trong thi công xây dựng

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về kỹ thuật và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình cho người ở công trường xây dựng và khu vực lân cận công trường xây dựng.

TCVN 12868:2020 - Tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép - Phương pháp thử

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử đối với sản phẩm tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép

TCVN 7972:2008 - Đường ống gang dẻo - Thí nghiệm thử thuỷ tĩnh sau khi lắp đặt

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thử thuỷ tĩnh nghiệm thu tại hiện trường đối với hệ thống đường ống gang dẻo có hoặc không có áp suất đã được lắp đặt để vận chuyển nước và các chất lỏng khác.

TCVN 1830:2008 - Vật liệu kim loại - Ống - Thử nén bẹp

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định khả năng chịu biến dạng dẻo của ống kim loại có mặt cắt ngang tròn bằng thử nén bẹp. Phương pháp này cũng được sử dụng để phát hiện khuyết tật trong ống.

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 333:2006 - Quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm

Quy trình này quy định trình tự thí nghiệm đầm nén mẫu vật liệu (đất, đất gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối thiên nhiên…) trong phòng thí nghiệm nhằm xác định giá trị độ ẩm đầm nén tốt nhất và khối lượng thể tích khô lớn nhất của vật liệu sử dụng làm nền, móng công trình giao thông.

XEM NHIỀU NHẤT

Quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B)

Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

Quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng. Cực chuẩn!

Tổng hợp tất cả các quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng thông dụng. Từ bê tông, thép, gạch đến những loại vật liệu hoàn thiện như kính, thạch cao, cửa,...

Bảng quy đổi cường độ, mác bê tông theo cấp bền C

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam cấp bền bê tông ký hiệu là B hoặc M nhưng trong một số bản vẽ do nước ngoài thiết kế ký hiệu cấp bền C gây lúng túng cho không ít kỹ sư xây dựng Việt Nam.

TCVN 4085:2011 - Kết cấu gạch đá. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thi công và nghiệm thu các kết cấu xây bằng gạch đá và gạch đá cốt thép làm từ gạch đất sét nung, gạch gốm, gạch silicát, các loại gạch không nung, đá đẽo, đá hộc và bê tông đá hộc trong xây dựng mới, cải tạo nhà và công trình.

Bảng tính toán mác bê tông dựa trên chỉ số đồng hồ khi thí nghiệm nén mẫu bê tông

Mác bê tông, cấp bền hay cường độ bê tông là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng bê tông trộn tay, trộn máy hay thương phẩm.

Về đầu trang