Thí nghiệm công trình

Mức độ chính xác của các phương pháp thí nghiệm bê tông tại hiện trường

Thí nghiệm kiểm định chất lượng bê tông tại hiện trường gồm có 3 phương pháp: khoan lấy mẫu, siêu âm và dùng súng bật nảy. Tuy nhiên mỗi phương pháp có độ chính xác khác nhau.

Mức độ chính xác của từng phương pháp thí nghiệm xác định cường độ bê tông tại hiện trường được xếp hạng từ cao đến thấp như sau:

1. Độ chính xác cao nhất

Phương pháp khoan lấy mẫu trực tiếp trên cấu kiện bê tông móng, cột, dầm, sàn, nền đường,... Tất nhiên phương pháp khoan ở đây là khoan rút lõi. Mẫu sau quá trình khoan được gia công, capping và tiến hành kiểm tra cường độ chịu nén bằng máy nén bê tông.

Sai số giữa kết quả cường độ bê tông của mẫu khoan so với cường độ bê tông của mẫu chuẩn lập phương 15x15x15cm là +/- (12 chia cho căn bậc 2 của n), trong đó n là số mẫu khoan thí nghiệm.

2. Độ chính xác thấp nhất

Phương pháp dùng súng bật nảy cho kết quả cường độ bê tông hiện trường sai số khoảng +/- 25% so với cường độ bê tông của mẫu chuẩn lập phương 15x15x15cm.

3. Phương pháp siêu âm

Phương pháp đo vận tốc xung siêu âm xác định cường độ bê tông hiện trường quy về mẫu lập phương tiêu chuẩn  với sai số trong phạm vi +/- 20%.

Như vậy, trong thực tế phương pháp siêu âm và súng bật nảy cho kết quả chỉ mang tính tham khảo.

=====

Nội dung bài viết được trích dẫn từ TCXDVN 239:2006 - Bê tông nặng - Chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình.

Quý vị có nhu cầu thí nghiệm kiểm tra chất lượng bê tông vui lòng liên hệ:

PHÒNG THÍ NGHIỆM CÔNG TRÌNH LAS-XD 1043

- Địa chỉ: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội

- Điện thoại: 024.66.809.810 (giờ hành chính)

- Hotline 24/7: 098.999.6440

- Email: lasxd1043@gmail.com

Phòng thí nghiệm LAS-XD 1043

Từ khóa: bê tông, cường độ, đánh giá, chất lượng, siêu âm, nén mẫu, sai số, chính xác,

TIN LIÊN QUAN

TCVN 12252:2020 - Phương pháp xác định cường độ bê tông trên mẫu lấy từ kết cấu

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu chế tạo mẫu bê tông khoan, cắt từ kết cấu, phương pháp thí nghiệm xác định cường độ nén, kéo khi bửa, kéo khi uốn (sau đây gọi chung là cường độ) của các loại bê tông trong các cấu kiện, kết cấu bê tông bê tông cốt thép đúc sẵn và đổ tại chỗ, trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

TCVN 12394:2018 - Hỗn hợp bê tông sản xuất theo phương pháp định lượng thể tích và trộn liên tục

Tiêu chuẩn này áp dụng cho hỗn hợp bê tông nặng, bê tông nhẹ và bê tông cốt sợi sản xuất theo phương pháp định lượng thể tích và trộn liên tục.

Bảng tính toán mác bê tông dựa trên chỉ số đồng hồ khi thí nghiệm nén mẫu bê tông

Mác bê tông, cấp bền hay cường độ bê tông là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng bê tông trộn tay, trộn máy hay thương phẩm.

TCVN 10303:2014 - Bê tông. Kiểm tra và đánh giá cường độ chịu nén

Tiêu chuẩn này quy định nguyên tắc và hướng dẫn quy trình kiểm tra, đánh giá cường độ chịu nén của bê tông sử dụng trong thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thiết kế theo TCVN 5574:2012.

Bảng quy đổi cường độ, mác bê tông theo cấp bền C

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam cấp bền bê tông ký hiệu là B hoặc M nhưng trong một số bản vẽ do nước ngoài thiết kế ký hiệu cấp bền C gây lúng túng cho không ít kỹ sư xây dựng Việt Nam.

Quy định về đánh giá kết quả nén mẫu thí nghiệm bê tông

Mác bê tông của từng cấu kiện trong công trình do đơn vị thiết kế tính toán và chỉ định. Để đảm bảo chất lượng công trình, công tác thi công bê tông tại hiện trường phải tuyệt đối tuân thủ các quy trình nhằm đảm bảo mác thiết kế.

Quy trình kiểm định chất lượng bê tông hiện trường bằng phương pháp khoan lấy mẫu

Khoan lấy mẫu trực tiếp trên cấu kiện bê tông móng, cột, dầm, sàn, nền đường,... là phương pháp kiểm định chất lượng bê tông tại hiện trường cho kết quả có độ chính xác cao nhất.

Kiểm định chất lượng bê tông hiện trường: Quy định về kích thước mẫu khoan

Đối với phương pháp khoan lấy mẫu, nhất thiết phải tìm hiểu về loại, kích thước hạt cốt liệu lớn nhất và chiều dày của kết cấu để lựa chọn đường kính và chiều cao mẫu khoan thích hợp.

TCXDVN 239:2006 - Bê tông nặng. Chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình

Tiêu chuẩn này hướng dẫn sử dụng các phương pháp thí nghiệm để xác định và đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình.

TCVN 374:2006 - Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Các yêu cầu cơ bản, đánh giá chất lượng và nghiệm thu

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và nguyên tắc nghiệm thu đối với hỗn hợp bê tông trộn sẵn khối lượng thể tích 2200 - 2500 kg/m3 trên cơ sở xi măng, cốt liệu đặc chắc dùng thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép liền khối hoặc đúc sẵn.

CÙNG CHUYÊN MỤC

Quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong việc kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét

Đo kiểm tra định kỳ điện trở tiếp địa (đo điện trở nối đất) của hệ thống chống sét là bắt buộc nhằm gia tăng sự an toàn cho người, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc kiểm tra, bảo trì nhằm giảm thiểu hư hỏng và tăng tuổi thọ cho các thiết bị được tiếp đất.

Thí nghiệm đo điện trở tiếp địa Nhà kho - Công ty Vinatex OJ

Đo điện trở đất của hệ thống tiếp địa, chống sét nhằm kiểm tra khả năng phóng - truyền điện (sét) của hệ thống.

Thí nghiệm kiểm tra cường độ bê tông đường tập lái xe ô tô

Toàn bộ quá trình kiểm tra chất lượng bê tông đường tập lái của Trung tâm đào tạo lái xe ô tô Ninh Giang được Phòng thí nghiệm LAS-XD 1043 thực hiện ngay tại công trường trước sự chứng kiến của các bên liên quan.

Thí nghiệm đo điện trở tiếp địa chống sét Viện Goethe - Hà Nội

Viện Goethe là một tổ chức văn hóa của Cộng hòa Liên bang Đức, hoạt động trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy vấn đề an toàn chống sét luôn được đề cao hàng đầu nhằm hạn chế thiệt hại cho người và thiết bị.

Thí nghiệm kiểm định chất lượng bê tông sàn mái Nhà ở gia đình tại Xã Thái Hà, Huyện Thái Thụy, Thái Bình

Người nông dân nghèo cả đời xây được mái nhà để có chỗ che mưa nắng lúc tuổi già nhưng bê tông mái mác 250# nứt và thấm dột nhiều dù đã qua 28 ngày tuổi.

XEM NHIỀU NHẤT

Quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B)

Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

Quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng. Cực chuẩn!

Tổng hợp tất cả các quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng thông dụng. Từ bê tông, thép, gạch đến những loại vật liệu hoàn thiện như kính, thạch cao, cửa,...

Bảng quy đổi cường độ, mác bê tông theo cấp bền C

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam cấp bền bê tông ký hiệu là B hoặc M nhưng trong một số bản vẽ do nước ngoài thiết kế ký hiệu cấp bền C gây lúng túng cho không ít kỹ sư xây dựng Việt Nam.

TCVN 4085:2011 - Kết cấu gạch đá. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thi công và nghiệm thu các kết cấu xây bằng gạch đá và gạch đá cốt thép làm từ gạch đất sét nung, gạch gốm, gạch silicát, các loại gạch không nung, đá đẽo, đá hộc và bê tông đá hộc trong xây dựng mới, cải tạo nhà và công trình.

Bảng tính toán mác bê tông dựa trên chỉ số đồng hồ khi thí nghiệm nén mẫu bê tông

Mác bê tông, cấp bền hay cường độ bê tông là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng bê tông trộn tay, trộn máy hay thương phẩm.

Về đầu trang