Tiêu chuẩn XD

TCVN 12869:2020 - Tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép - Thi công và nghiệm thu

Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thi công và nghiệm thu các kết cấu bao che làm từ Tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép.

Lắp dựng

1. Bản vẽ thiết kế thi công

- Bản vẽ thiết kế thi công phải thể hiện được vị trí lắp dựng của từng tấm trên mặt bằng, mặt cắt công trình, các chi tiết định vị, liên kết giữa các tấm với nhau và giữa các tấm với các kết cấu khác của công trình.

- Bản vẽ thiết kế thi công cần thể hiện thứ tự lắp đặt từng tấm để hình thành một bức tường. Phải thể hiện các bước lắp đặt tấm tường tại các vị trí đại diện (trong bức tường, vị trí tiếp giáp với cột, góc chữ T, góc chữ L, cửa đi, cửa sổ,...) và các bước lắp đặt các tấm cần gia công.

- Tấm cần gia công là tấm được cắt từ tấm nguyên để lắp vào các vị trí đặc biệt, tấm được khoan, đục lỗ kỹ thuật xuyên tấm. Thiết kế kỹ thuật thi công cần đảm bảo sự vững chắc và khả năng làm việc lâu dài của tấm cần gia công trong kết cấu tường. Bản vẽ thiết kế thi công cần thể hiện chi tiết kích thước và sai số kích thước của tấm cần gia công, biện pháp gia công tấm và biện pháp đảm bảo tránh ăn mòn cốt thép (nếu cần).

- Bản vẽ thiết kế thi công cần thể hiện phương án gia cường, xử lý chống nứt cho các vị trí xung yếu của tấm tường (nếu có).

- Đơn vị thi công cần phối hợp với các bên liên quan để thể hiện phương án thi công hệ thống kỹ thuật đi ngầm trong tường và hoàn thiện bề mặt tường trong bản vẽ thiết kế thi công nếu có thể.

2. Xác định vị trí lắp dựng

- Trước khi xác định vị trí lắp dựng trên hiện trường phải vệ sinh sạch vị trí thi công. Căn cứ bản vẽ thiết kế, cần định vị tim trục lắp dựng tấm lên đáy sản, dầm.

- Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng cữ định vị trên trần, sàn. Cữ phải phẳng, vững chắc và ổn định trong suốt quá trình thi công lắp dựng.

- Trong quá trình lắp dựng cần thường xuyên, liên tục kiểm tra vị trí, độ thẳng đứng của tấm và độ phẳng của bức tường.

3. Lắp dựng tấm

- Chỉ sử dụng các tấm tường đã được nghiệm thu chất lượng trong thi công lắp dựng. Các tấm bị sứt vỡ trong quá trình vận chuyển cần được kiểm tra chất lượng và có thể sử dụng sau khi gia công.

- Công tác lắp dựng tấm phải tuân theo biện pháp thi công đã được phê duyệt. Các tấm đầu tiên nên bắt đầu lắp từ vị trí tiếp giáp hoặc vị trí giao cắt.

- Việc thi công các tấm hoặc chi tiết chỉ liên kết với tấm tường mà không kê lên sàn (lanh tô cửa đi, cửa sổ...) chỉ được thực hiện khi các tấm tường mà nó kê lên đạt độ ổn định yêu cầu.

- Nếu không dùng các liên kết cơ khí, cần sử dụng các biện pháp ổn định tạm thời cho các tấm. Các biện pháp này cần được duy trì đến khi kết cấu tường đạt độ ổn định cần thiết.

- Trong quá trình lắp dựng tấm cần ưu tiên sử dụng các thiết bị gá lắp chuyên dụng và các biện pháp cơ giới hoá.

- Khi lắp tấm cần có các biện pháp chống đỡ đảm bảo an toàn, đặc biệt với các tấm ở khu vực tường ngoài và trên cao.

- Trong quá trình thi công lắp dựng cần có biện pháp đảm bảo tránh để tấm bị ẩm, ướt.

- Cần đảm bảo khả năng liên kết giữa các tấm và các kết cấu liền kề.

- Biện pháp thi công cần nêu chi tiết trình tự các thao tác lắp dựng tấm

Hoàn thiện bề mặt

1. Hoàn thiện bề mặt tường được thực hiện sau khi công tác lắp dựng tấm, thi công hệ thống đi ngầm đã hoàn thành và được nghiệm thu.

2. Công tác hoàn thiện kết cấu tường tại mỗi khu vực cần được quy định cụ thể trong biện pháp thi công lắp dựng. Công tác hoàn thiện bao gồm nhưng không giới hạn bởi các công việc sau: chống thấm, trát, sơn bả, ốp.

3. Chống thấm

- Nên có các biện pháp chống thấm cho kết cấu tường làm việc trong điều kiện độ ẩm cao hoặc ở các khu vực tiếp xúc với nước.

- Lựa chọn vật liệu và cấu tạo chống thấm cần căn cứ vào điều kiện vận hành và đặc điểm kết cấu.

- Mối nối giữa các tấm và giữa tấm với kết cấu liền kề phải được điền đầy bằng vật liệu phù hợp. Nên sử dụng các vật liệu có khả năng đàn hồi.

- Tuỳ theo điều kiện làm việc, có thể chống thấm toàn bộ bề mặt tường hoặc tới chiều cao nhất định. Vật liệu chống thấm bề mặt cần liên kết tốt với bê tông khí chưng áp và các lớp trang trí.

4. Trát

- Lớp trát có thể được thi công trực tiếp trên bề mặt kết cấu tường sau khi đã thực hiện công tác chống thấm (nếu có).

- Nên sử dụng vữa trát trộn sẵn cho bê tông nhẹ đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 9028:2011.

- Có thể sử dụng vữa trát đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn TCVN 4314:2003. Khi đó cần có biện pháp đảm bảo khả năng liên kết bám dính của vữa trát với bê tông khí chưng áp.

- Tại vị trí tiếp giáp giữa tấm tường với các kết cấu liền kề nên bố trí lớp lưới, có kích thước ô không lớn hơn 30 mm, phủ kín chiều dầy mạch, trùm về hai bên ít nhất 150 mm.

- Công tác trát cần được thực hiện tuân thủ các quy định trong TCVN 9377-2:2012.

5. Sơn bả

- Công tác sơn bả có thể được thực hiện trực tiếp trên bề mặt kết cấu tường hoặc trên bề mặt lớp trát (nếu có).

- Bột bả gốc xi măng cần đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 7239:2014.

- Sơn tường dạng nhũ tương cần đáp ứng yêu cầu của TCVN 8652:2012.

- Nên lựa chọn các loại sơn có khả năng chống thấm cho các khu vực chịu tác động của hơi ẩm, nước (bề mặt tường phía ngoài, tường bếp, khu vệ sinh...). Tuy nhiên, không nên dùng sơn bả có khả năng chống thấm, ngăn cản sự thoát hơi đồng thời trên cả hai bề mặt của một kết cấu tường.

- Công tác sơn bả cần được thực hiện theo chỉ dẫn của Nhà sản xuất  sơn.

6. Ốp

- Lớp ốp có thể được lựa chọn để hoàn thiện bề mặt và nâng cao khả năng chống thấm cho kết cấu tường. Lớp ốp có thể thực hiện trên bề mặt kết cấu tường hoặc bề mặt trát, chống thấm (nếu có). Trong trường hợp ốp trên bề mặt trát thì cường độ vữa trát phải đạt tối thiểu 75 % mác thiết kế.

- Vữa dán gạch ốp lát cần đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 7899-1: 2008.

- Công tác ốp cần tuân thủ các quy định trong TCVN 9377-3:2012.

Kiểm tra và nghiệm thu

1. Kiểm tra và nghiệm thu tường bê tông khí chưng áp cốt thép bao gồm nghiệm thu vật liệu đầu vào, kiểm tra nghiệm thu trong quá trình thi công và nghiệm thu hoàn thành.

2. Nghiệm thu vật liệu đầu vào

- Nghiệm thu vật liệu đầu vào (tấm tường và phụ kiện) được thực hiện tại công trường và bao gồm kiểm tra hồ sơ chất lượng sản phẩm, kiểm tra xác suất sản phẩm, thí nghiệm đối chứng (nếu cần).

- Kiểm tra hồ sơ chất lượng sản phẩm bao gồm: giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn, chứng chỉ xuất xưởng của lô sản phẩm cung cấp tới công trường.

- Kiểm tra xác suất sản phẩm trong lô. Theo thoả thuận giữa các bên, tiến hành kiểm tra xác suất một số sản phẩm trong lô theo các chỉ tiêu và với tần suất như sau:

+ Kích thước, sai lệch kích thước và chỉ tiêu ngoại quan: không ít hơn 10 tấm cho 01 lô sản phẩm;

+ Tính chất cơ lý và vật lý: không ít hơn 1 lần cho công trình;

+ Khả năng chịu va đập, khả năng treo vật nặng, khả năng chịu uốn: theo thoả thuận giữa các bên.

3. Kiểm tra nghiệm thu trong quá trình thi công

- Việc kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công.

- Các tấm sau gia công phải được nghiệm thu về độ chính xác gia công trước khi đưa vào lắp dựng.

- Trong quá trình thi công cần kiểm tra và nghiệm thu các công việc sau: trắc đạc và định vị; lắp dựng; thi công các hệ thống đi ngầm, hoàn thiện.

- Kết cấu tường sau khi lắp dựng phải có độ sai lệch không được vượt quá giá trị cho phép quy định trong Bảng 1.

...


Chi tiết nội dung Tiêu chuẩn, mời Quý vị xem hoặc download tại đây: 

Phòng Kỹ thuật

Từ khóa: tiêu chuẩn, tấm tường, bê tông khí chưng áp, tấm tường bê tông, thi công, nghiệm thu,

TIN LIÊN QUAN

TCVN 12868:2020 - Tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép - Phương pháp thử

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử đối với sản phẩm tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép

TCVN 12867:2020 - Tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép - Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép dùng làm tường, vách ngăn trong các công trình xây dựng.

Panel cách nhiệt - giải pháp xây dựng công nghiệp thời 4.0

Panel cách nhiệt hay còn gọi là Sandwich panel đang là xu thế hàng đầu, trở thành lựa chọn của nhiều chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế khi xây dựng nhà xưởng, phòng sạch, kho lạnh.

TCVN 11524:2016 - Tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn sản xuất theo công nghệ đùn ép (gọi tắt là tấm tường rỗng) dùng trong xây dựng nhà và công trình.

TCVN 12302:2018 - Tấm tường nhẹ ba lớp xen kẹp

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tấm tường nhẹ ba lớp xen kẹp có khối lượng thể tích khô không lớn hơn 1200 kg/m3 dùng làm tường ngăn không chịu lực trong xây dựng.

TCVN 8258:2009 - Tấm xi măng sợi - Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm xi măng sợi dạng tấm sử dụng trong xây dựng với thành phần chính là chất kết dính thủy hóa xi măng hoặc chất kết dính silicat canxi được tạo ra bởi phản ứng hóa học giữa vật liệu silic và vật liệu canxi và được gia cường bởi các loại sợi hữu cơ hoặc/và sợi vô cơ tổng hợp.

TCVN 7575:2007 - Tấm 3D dùng trong xây dựng (3D construction panels)

Bộ tiêu chuẩn TCVN 7575:2007 gồm 3 phần hướng dẫn cụ thể về quy định kỹ thuật, phương pháp thử và hướng dẫn lắp dựng tấm panel 3D.

CÙNG CHUYÊN MỤC

QCVN 16:2023/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Quy chuẩn này quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong nước, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông trên thị trường và sử dụng vào các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

QCVN 04:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà chung cư

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật áp dụng khi xây dựng mới, xây dựng lại nhà chung cư có chiều cao đến 150 m hoặc có đến 3 tầng hầm, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp.

QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng

Quy chuẩn này quy định về các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động quy hoạch xây dựng vùng huyện, vùng liên huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn địa phương trong lĩnh vực quy hoạch đô thị - nông thôn.

TCVN 12867:2020 - Tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép - Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép dùng làm tường, vách ngăn trong các công trình xây dựng.

TCVN 2737:2020 - Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế

Tiêu chuẩn này quy định tải trọng và tác động dùng để thiết kế kết cấu của nhà và công trình xây dựng (từ đây gọi là công trình), bao gồm phần kết cấu (kể cả phần ngầm) và nền móng công trình.

XEM NHIỀU NHẤT

Quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B)

Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

Quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng. Cực chuẩn!

Tổng hợp tất cả các quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng thông dụng. Từ bê tông, thép, gạch đến những loại vật liệu hoàn thiện như kính, thạch cao, cửa,...

Bảng quy đổi cường độ, mác bê tông theo cấp bền C

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam cấp bền bê tông ký hiệu là B hoặc M nhưng trong một số bản vẽ do nước ngoài thiết kế ký hiệu cấp bền C gây lúng túng cho không ít kỹ sư xây dựng Việt Nam.

TCVN 4085:2011 - Kết cấu gạch đá. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thi công và nghiệm thu các kết cấu xây bằng gạch đá và gạch đá cốt thép làm từ gạch đất sét nung, gạch gốm, gạch silicát, các loại gạch không nung, đá đẽo, đá hộc và bê tông đá hộc trong xây dựng mới, cải tạo nhà và công trình.

Bảng tính toán mác bê tông dựa trên chỉ số đồng hồ khi thí nghiệm nén mẫu bê tông

Mác bê tông, cấp bền hay cường độ bê tông là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng bê tông trộn tay, trộn máy hay thương phẩm.

Về đầu trang