T/C khác

TCVN 7972:2008 - Đường ống gang dẻo - Thí nghiệm thử thuỷ tĩnh sau khi lắp đặt

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thử thuỷ tĩnh nghiệm thu tại hiện trường đối với hệ thống đường ống gang dẻo có hoặc không có áp suất đã được lắp đặt để vận chuyển nước và các chất lỏng khác.

Lựa chọn và chuẩn bị đoạn ống thử

1. Chiều dài của đoạn ống thử

Chiều dài đoạn ống thử của đường ống được xác định trên cơ sở các xem xét sau:

- Điều kiện tại chỗ;

- Khả năng cấp nước thử phù hợp;

- Số lượng phụ kiện và phụ tùng (như van, vòi nước ...) tạo thành đường ống;

- Sự khác nhau về độ cao giữa các bộ phận khác nhau của đường ống.

2. Đối với đường ống có áp suất, chiều dài của đoạn ống thử không được vượt quá 1500 m trừ khi có quy định khác.

3. Đối với đường ống không có áp suất, đoạn ống thử thường là toàn bộ chiều dài giữa hai lỗ chui người hoặc hai điểm kiểm tra liên tiếp.

Nếu có khoảng riêng được chế tạo để có thể chỉ thử một phần chiều dài giữa hai lỗ chui người hoặc hai điểm kiểm tra, thì chiều dài của đoạn ống thử không được vượt quá 1000 m trừ khi có quy định khác.

Qui trình thử

5.1. Đường ống có áp suất

5.1.1. Các thao tác thực hiện trước

5.1.1.1. Sau khi nạp đầy và trước khi đặt áp suất thử, phải giữ đoạn ống thử ở áp suất làm việc trong khoảng thời gian đủ để đoạn ống thử ổn định đối về sự dịch chuyển dưới tác động của áp lực, hấp thụ nước bởi lớp lót v.v.

Kiểm tra bằng mắt tất cả các điểm nối, phụ tùng, các neo và các nút kín và sửa chữa các khuyết tật sau khi xả nước đoạn ống thử nếu cần thiết.

5.1.1.2. Khi kiểm tra bằng mắt đạt yêu cầu, tăng áp suất từ từ cho đến khi đạt đến áp suất thử quy định trong 5.1.1.3 và 5.1.1.4.

5.1.1.3. Áp suất thử tại điểm thấp nhất của đoạn ống thử phải không nhỏ hơn giới hạn được quy định trong a) hoặc b), lấy giá trị nào lớn hơn:

a) Đối với áp suất làm việc không lớn hơn 10 bar : 1,5 lần áp suất làm việc;

Đối với áp suất làm việc lớn hơn 10 bar : áp suất làm việc cộng 5 bar.

b) Áp suất làm việc lớn nhất

Áp suất thử không được vượt quá:

- Áp suất thử lớn nhất quy định trong tiêu chuẩn sử dụng đường ống, phụ tùng, mặt bích và các thiết bị phụ trợ, hoặc

- Áp suất thiết kế của thiết bị neo hoặc giữ chặt.

5.1.1.4. Áp suất thử tại điểm cao nhất của đoạn ống thử phải không nhỏ hơn áp suất làm việc tại điểm đó.

5.1.2. Thử áp suất

5.1.2.1. Thử áp suất giảm

Giữ áp suất thử không đổi trong khoảng ± 0,1 bar, bằng bơm nếu cần thiết, trong thời gian ít nhất 1 h. Sau đó ngắt bơm và không cho cho thêm nước vào đoạn ống thử trong thời gian ít nhất:

1 h đối với DN ≤ 600

3 h đối với 600 < DN ≤ 1400

6 h đối với DN > 1400.

Tại thời điểm cuối của của thời gian trên, đo áp suất trong đoạn ống thử.

Xác định lượng nước mất bằng cách đo (độ chính xác ± 5 %) lượng nước cần phải bơm vào đoạn ống thử để giữ áp suất thử trong khoảng ± 0,1 bar hoặc bằng cách giữ áp suất thử và đo lượng nước cần thiết phải lấy khỏi đoạn ống thử để tạo ra sự giảm áp suất tương đương.

5.1.2.2. Thử áp suất không đổi

Giữ áp suất thử không đổi trong khoảng ± 0,1 bar bằng bơm nếu cần thiết, trong thời gian ít nhất 1 h.

Sau đó giữ áp suất thử không đổi (trong khoảng ± 0,1 bar) trong đoạn ống thử bằng cách bơm trong thời gian ít nhất:

1 h đối với DN ≤ 600

3 h đối với 600 < DN ≤ 1400

6 h đối với DN > 1400.

và đo (độ chính xác ± 5 %) lượng nước đã được sử dụng để làm việc này.

5.1.3. Xác định việc chấp nhận

Nếu lượng nước bị mất được xác định trong 5.1.2.1 hoặc 5.1.2.2 lớn hơn giới hạn chấp nhận quy định trong 6.1, phải thực hiện lại phép thử nếu cần thiết cho đến khi đạt được sự ổn định hoàn toàn của đoạn ống thử. Nếu phép thử không đạt, xác định đúng vị trí và sửa chữa các khuyết tật và thực hiện lại quy trình thử cho đến khi lượng mất dưới mức quy định trong 6.1, nếu không có thỏa thuận khác.

5.1.4. Thử đường ống hoàn chỉnh

Sau khi tất cả các đoạn ống thử được chấp nhận và được lắp nối với nhau, việc tiến hành thử đường ống hoàn chỉnh phù hợp với các quy định trong 5.1.1 đến 5.1.3 cần được thực hiện và như vậy tất cả các công việc không phải là đối tượng thử đoạn ống phải được kiểm tra.

5.2. Đường ống không có áp suất

5.2.1. Sau khi nạp và trước khi đặt áp suất thử để đoạn ống thử trong khoảng thời gian đủ để lớp lót hấp thụ nước. Trong khoảng thời gian này kiểm tra bằng mắt tất cả các điểm nối, phụ tùng, các neo và các nút kín và sửa chữa các khuyết tật sau khi xả nước đoạn ống thử nếu cần thiết.

5.2.2. Đặt áp suất thử bằng cách nạp đầy lỗ chui người ngược dòng.

Trừ khi độ kín nước lớn nhất là yếu tố cần thiết (xem 5.2.3) áp suất thử không được vượt quá:

- 0,4 bar tại đỉnh của ống nối với lỗ chui người ngược dòng;

- 1 bar tại đỉnh của ống nối với lỗ chui người xuôi dòng, nếu không có quy định khác.

5.2.3. Nếu độ kín nước lớn nhất là yếu tố cần thiết, ví dụ sự có mặt của bảng nước cao, nguồn nước hoặc giếng nước, áp suất thử đến 5 bar có thể được quy định.

5.2.4. Sau khi thử 2 h xác định lượng nước mất bằng cách đo lượng nước cần cho thêm để giữ mức ban đầu của lỗ chui người ngược dòng.

5.2.5. Nếu lượng nước mất xác định được lớn hơn mức chấp nhận được quy định trong 6.2 phải tiến hành thử lại nếu cần thiết cho đến khi đạt được sự ổn định hoàn toàn của đoạn ống thử. Nếu phép thử không đạt, xác định đúng vị trí và sửa chữa các khuyết tật và thực hiện lại quy trình thử cho đến khi lượng mất dưới mức quy định trong 6.2, nếu không có thỏa thuận khác.

Tiêu chuẩn chấp nhận

6.1. Đường ống có áp suất

Lượng nước mất không được vượt quá 0,001 l/h/km đường ống/milimét kích thước danh nghĩa/bar áp suất thuỷ tĩnh (cột áp trung bình đặt cho đoạn ống thử).

Điều này tương đương với lượng mất được chấp nhận 1 l/h trên mỗi kilômét đường ống có kích thước danh nghĩa DN 100 thử ở 10 bar.

Trong trường hợp độ cao của đường ống khác nhau theo chiều dài, sự mất được chấp nhận được xác định từ áp suất trung bình có tính đến khối lượng.

6.2. Đường ống không có áp suất

Lượng nước mất không được vượt quá 0,1 l/km đường ống/milimét kích thước danh nghĩa.

Tuy nhiên, khi áp suất thử vượt quá 1 bar được quy định (xem 5.2.3), tiêu chuẩn chấp nhận là áp suất đường ống.

...

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thử đường ống dẫn khí.

TCVN 7972:2008 hoàn toàn tương đương với ISO 10802:1992.


Chi tiết nội dung Tiêu chuẩn, mời Quý vị xem hoặc download tại đây: 

Phòng Kỹ thuật

Từ khóa: tiêu chuẩn, thử nghiệm, ống gang dẻo, thí nghiệm thủy tĩnh,

TIN LIÊN QUAN

TCVN 10178:2013 - Lớp lót vữa xi măng dùng cho ống và phụ tùng ống gang dẻo

Tiêu chuẩn này quy định tính chất, phương pháp áp dụng, điều kiện bề mặt và chiều dày nhỏ nhất của các lớp lót bên trong bằng vữa xi măng cho các ống và phụ tùng nối ống bằng gang dẻo dùng cho các đường ống có áp và không có áp.

TCVN 10177:2013 - Ống gang dẻo, phụ tùng nối ống, phụ kiện bằng gang dẻo và các mối nối dùng cho các công trình dẫn nước

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và phương pháp thử áp dụng cho các ống, phụ tùng nối ống, phụ kiện bằng gang dẻo và các mối nối của chúng dùng cho cấu tạo đường ống.

TCVN 8491-4:2011 - Van dành cho ống Poly (vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) dùng cho hệ thống cấp nước, thoát nước và cống rãnh trong điều kiện có áp suất

Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính của van bằng poly (vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) của hệ thống ống dùng cho hệ thống cấp nước, thoát nước và cống rãnh được đặt ngầm và nổi trên mặt đất trong điều kiện có áp suất.

TCVN 8491-3:2011 - Phụ tùng ống Poly (vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) dùng cho hệ thống cấp nước, thoát nước và cống rãnh trong điều kiện có áp suất

Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính của phụ tùng bằng poly(vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) của hệ thống ống dùng cho hệ thống cấp nước, thoát nước và cống rãnh được đặt ngầm và nổi trên mặt đất trong điều kiện có áp suất.

TCVN 8491-2:2011 - Ống Poly (vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) dùng cho hệ thống cấp nước, thoát nước và cống rãnh trong điều kiện có áp suất

Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính của ống poly(vinyl clorua) không hóa dẻo PVC-U thành đặc trong hệ thống ống dùng cho hệ thống cấp nước, thoát nước và cống rãnh được đặt ngầm và nổi trên mặt đất trong điều kiện có áp suất.

TCVN 8491-1:2011 - Quy định chung - Ống Poly (vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) dùng cho hệ thống cấp nước, thoát nước và cống rãnh trong điều kiện có áp suất

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung cho hệ thống ống bằng poly(vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) thành đặc dùng cho hệ thống cấp nước, thoát nước và cống rãnh được đặt ngầm và nổi trên mặt đất dưới điều kiện có áp suất.

TCVN 6158:1996 - Đường ống dẫn hơi nước và nước nóng - Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo và lắp đặt các đường ống dẫn hơi nước và nước nóng (gọi tắt là đường ống dẫn) bằng kim loại có áp suất làm việc bằng và lớn hơn 0,07 MPa, nhiệt độ lớn hơn 115 độ C cũng như các bộ phận của đường ống dẫn như các thiết bị giảm áp, giảm nhiệt, ống góp …

TCVN 10097-3:2013 - Phụ tùng ống chất dẻo Polypropylen (PP) dùng để dẫn nước nóng và nước lạnh

Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính cho phụ tùng polypropylen (PP) trong hệ thống ống dùng để dẫn nước nóng và nước lạnh trong các tòa nhà, để vận chuyển nước sinh hoạt hoặc nước không dành cho sinh hoạt.

TCVN 10097-2:2013 - Ống chất dẻo Polypropylen (PP) dùng để dẫn nước nóng và nước lạnh

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cho ống polypropylen (PP) trong hệ thống ống dùng để dẫn nước nóng và nước lạnh trong các tòa nhà, để vận chuyển nước sinh hoạt hoặc nước không dành cho sinh hoạt (hệ thống trong nhà) và dùng cho các hệ thống gia nhiệt, dưới áp suất và nhiệt độ thiết kế phù hợp với loại ứng dụng.

TCVN 7305-3:2008 - Phụ tùng ống nhựa polyetylen (PE) dùng để cấp nước

Tiêu chuẩn này qui định các khía cạnh chung cho phụ tùng được sản xuất từ polyetylen (PE) dùng để cấp nước sinh hoạt, bao gồm cả nước thô trước khi được xử lý và nước dùng cho các mục đích chung.

CÙNG CHUYÊN MỤC

TCVN 12252:2020 - Phương pháp xác định cường độ bê tông trên mẫu lấy từ kết cấu

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu chế tạo mẫu bê tông khoan, cắt từ kết cấu, phương pháp thí nghiệm xác định cường độ nén, kéo khi bửa, kéo khi uốn (sau đây gọi chung là cường độ) của các loại bê tông trong các cấu kiện, kết cấu bê tông bê tông cốt thép đúc sẵn và đổ tại chỗ, trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

QCVN 18:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về An toàn trong thi công xây dựng

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về kỹ thuật và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình cho người ở công trường xây dựng và khu vực lân cận công trường xây dựng.

TCVN 12868:2020 - Tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép - Phương pháp thử

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử đối với sản phẩm tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép

TCVN 1830:2008 - Vật liệu kim loại - Ống - Thử nén bẹp

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định khả năng chịu biến dạng dẻo của ống kim loại có mặt cắt ngang tròn bằng thử nén bẹp. Phương pháp này cũng được sử dụng để phát hiện khuyết tật trong ống.

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 333:2006 - Quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm

Quy trình này quy định trình tự thí nghiệm đầm nén mẫu vật liệu (đất, đất gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối thiên nhiên…) trong phòng thí nghiệm nhằm xác định giá trị độ ẩm đầm nén tốt nhất và khối lượng thể tích khô lớn nhất của vật liệu sử dụng làm nền, móng công trình giao thông.

XEM NHIỀU NHẤT

Quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B)

Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

Quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng. Cực chuẩn!

Tổng hợp tất cả các quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng thông dụng. Từ bê tông, thép, gạch đến những loại vật liệu hoàn thiện như kính, thạch cao, cửa,...

Bảng quy đổi cường độ, mác bê tông theo cấp bền C

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam cấp bền bê tông ký hiệu là B hoặc M nhưng trong một số bản vẽ do nước ngoài thiết kế ký hiệu cấp bền C gây lúng túng cho không ít kỹ sư xây dựng Việt Nam.

TCVN 4085:2011 - Kết cấu gạch đá. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thi công và nghiệm thu các kết cấu xây bằng gạch đá và gạch đá cốt thép làm từ gạch đất sét nung, gạch gốm, gạch silicát, các loại gạch không nung, đá đẽo, đá hộc và bê tông đá hộc trong xây dựng mới, cải tạo nhà và công trình.

Bảng tính toán mác bê tông dựa trên chỉ số đồng hồ khi thí nghiệm nén mẫu bê tông

Mác bê tông, cấp bền hay cường độ bê tông là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng bê tông trộn tay, trộn máy hay thương phẩm.

Về đầu trang