Quản lý, giám sát xây dựng

Phân biệt gạch Ceramic và gạch Granite nhân tạo

Thị trường gạch ốp lát hiện có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ phân tích tổng hợp giúp quý vị so sánh, phân biệt hai loại gạch Ceramic và Granite nhân tạo.

Gạch Ceramic

Nhìn bằng mắt thường có thể thấy Ceramic là một dạng gạch có lớp lưng và mặt không đồng chất, bao gồm phần xương và lớp men mỏng tráng phủ trên bề mặt được in hoa văn với màu sắc kích thước khác nhau. Cốt liệu chính để sản xuất phần xương là 70% đất sét và 30% tràng thạch và penphat.

Gạch Ceramic được sản xuất theo quy trình 4 bước: Làm xương, tráng men, in lụa và nung ở nhiệt độ 1.100oC (thời gian nung phải từ 42-45 phút). Phối liệu sản xuất xương được nghiền thành bột mịn, trộn đều sau đó ép bằng máy ép áp lực cao và công nghệ nung hiện đại ở nhiệt độ lớn.

Chất lượng gạch Ceramic phụ thuộc vào mức độ hiện đại của dây chuyền công nghệ sản xuất như: công nghệ tạo hình (là ép khô hay bán khô); Công nghệ nung ở nhiệt độ cao và áp lực ép, sử dụng men khô hay men ướt.

Gạch ceramic

Gạch ceramic hoa văn phong phú, cường độ thấp hơn gạch granite nhân tạo

Gạch men Ceramic được phân loại như sau:

- Gạch Ceramic men khô cao cấp: được in hoa văn, tráng men và nung ở nhiệt độ cao làm cho men và màu in được nung chảy, tạo thành lớp bảo vệ vững chắc hơn hẳn loại gạch men ép bán khô. Màu sắc luôn bền trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường, không bị rạn nứt, không ố mốc, phù hợp với ốp lát ngoài trời. Gạch Ceramic men khô có độ cứng bề mặt cao, có khả năng chống chầy xước, chống trơn trượt.

- Gạch men Ceramic ép bán khô (hay còn gọi là gạch gốm, gạch bông hoặc gạch men) có chất lượng thấp hơn và giá thành rẻ hơn hẳn loại Ceramic men khô. Bởi vì phần xương không đặc chắc, dòn, dễ bị sứt mẻ, lớp men bề mặt bị dễ rạn nứt hơn, hay bị ố màu gạch do độ hút nước lớn, khả năng chống chầy xước kém.

Gạch Granite nhân tạo

Gạch đá Granite thì ngược lại với gạch Ceramic. Nhìn bằng mắt thường dễ dàng nhận thấy gạch Granite là một dạng đá nhân tạo đồng chất, chỉ một chất liệu được sử dụng cho sản phẩm từ đáy đến bề mặt. Cốt liệu chính của loại gạch này là 70% tràng thạch và 30% đất sét cùng một số phụ gia khác.

Quy trình sản xuất gạch Granite: phối liệu được nghiền mịn, pha màu, sấy thành bột, tạo hình trên máy ép, sau đó sấy khô và đem nung ở nhiệt độ khoảng 1200oC-1220oC.

Gạch granite nhân tạo

Gạch granite nhân tạo mẫu mã ít, cường độ cao, thích hợp với gu ăn chắc mặc bền

Gạch không bị bay màu nhờ vào bột màu trộn trong cốt liệu. Độ bóng của gạch Granite đạt được là do mài bóng chứ không phải là lớp tráng men trên bề mặt như gạch Ceramic.

Do cấu tạo chất liệu đồng nhất từ trên xuống dưới nên gạch Granite nhân tạo có mẫu mã không phong phú, bắt mắt như gạch Ceramic.

Gạch xây dựng được sản xuất đúng quy chuẩn sẽ có độ dày nhất định, độ cứng cao và độ hút nước rất thấp (nhỏ hơn 0,05%). Do kết cấu nén chặt nên xương gạch cứng, không có lỗ rỗng (mao mạch) và không bị rạn nứt, ố mốc hay rêu bám theo thời gian.

Phòng Kỹ thuật

Từ khóa: so sánh, phân biệt, ceramic, granite nhân tạo, gạch,

TIN LIÊN QUAN

TCVN 7744:2013 - Gạch Terazo (hay terrazzo)

Tiêu chuẩn này áp dụng cho gạch terazo chất kết dính xi măng dùng lát trong và ngoài nhà.

Gạch lát nền đắt hơn cả vàng ròng

Loại gạch này có độ dày lớn, bề mặt của gạch lạnh, vào mùa hè rất mát, giá 1,3 tỷ đồng/viên.

TCVN 7483:2005 - Gạch gốm ốp lát đùn dẻo (thường gọi là Gạch lá nem) - Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu chuẩn này áp dụng cho gạch gốm có phủ men hoặc không phủ men, được tạo hình bằng phương pháp đùn dẻo, thuộc nhóm A theo TCVN 7132:2002.

TCVN 7745:2007 - Gạch gốm ốp lát ép bán khô - Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu chuẩn này áp dụng cho gạch gốm được tạo hình bằng phương pháp ép bán khô, có hoặc không phủ men, thuộc nhóm B theo TCVN 7132:2002.

Cảnh giác với nguy cơ độc hại từ gạch ốp lát Trung Quốc

Hiện nay trên thị trường gạch ốp lát rất phong phú về chủng loại, giá cả, nguồn gốc. Dù vậy, để lựa chọn được sản phẩm tốt, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, người tiêu dùng cần có sự tìm hiểu, lựa chọn kỹ càng.

TCVN 6476:1999 - Gạch bê tông tự chèn

Tiêu chuẩn này áp dụng cho gạch bê tông tự chèn được sản xuất theo phương pháp rung ép từ hỗn hợp bê tông cứng dùng để lát vỉa hè, đường phố, sân bãi, quảng trường.

TCVN 6074:1995 - Gạch lát granito

Tiêu chuẩn này áp dụng cho gạch lát granito sản xuất theo phương pháp ép bán khô từ hỗn hợp phối liệu: Xi măng, cát vàng, hạt đá hoa (marble), có hoặc không có cốt thép. Bề mặt sản phẩm được mài nhẵn.

CÙNG CHUYÊN MỤC

Những điểm mới cần lưu ý khi áp dụng TCVN 7336:2021 - Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt

TCVN 7336:2021 được bổ sung, chỉnh sửa từ TCVN 7336:2003 nhằm đáp ứng sát hơn với yêu cầu thực tiễn trong cuộc sống. Dưới đây là một số quy định mới cần lưu ý khi áp dụng.

Quy định về việc tháo dỡ cốp pha đà giáo

Việc tháo dỡ cốp pha (hay còn gọi là ván khuôn), đà giáo là công việc rất quan trọng. Nếu thi công không đúng kỹ thuật có thể gây mất an toàn cho người lao động và ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Do vậy việc tháo dỡ cốp pha, đà giáo cần tuân thủ các quy định dưới đây.

Quy định kỹ thuật thang máy đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng

Đây là các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình thang máy để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.

Công trình hết hạn bảo hành, trách nhiệm thuộc về ai?

Có rất nhiều công trình sau một thời gian xây dựng và sử dụng thì xảy ra tình trạng xuống cấp, rạn nứt, hư hỏng làm ảnh hưởng đến mỹ quan, sự an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan nhằm khắc phục, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng là điều cần thiết.

Quy định về hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Dự án, công trình có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

XEM NHIỀU NHẤT

Quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B)

Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

Quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng. Cực chuẩn!

Tổng hợp tất cả các quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng thông dụng. Từ bê tông, thép, gạch đến những loại vật liệu hoàn thiện như kính, thạch cao, cửa,...

Bảng quy đổi cường độ, mác bê tông theo cấp bền C

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam cấp bền bê tông ký hiệu là B hoặc M nhưng trong một số bản vẽ do nước ngoài thiết kế ký hiệu cấp bền C gây lúng túng cho không ít kỹ sư xây dựng Việt Nam.

TCVN 4085:2011 - Kết cấu gạch đá. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thi công và nghiệm thu các kết cấu xây bằng gạch đá và gạch đá cốt thép làm từ gạch đất sét nung, gạch gốm, gạch silicát, các loại gạch không nung, đá đẽo, đá hộc và bê tông đá hộc trong xây dựng mới, cải tạo nhà và công trình.

Bảng tính toán mác bê tông dựa trên chỉ số đồng hồ khi thí nghiệm nén mẫu bê tông

Mác bê tông, cấp bền hay cường độ bê tông là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng bê tông trộn tay, trộn máy hay thương phẩm.

Về đầu trang