T/C khác

QCVN 18:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về An toàn trong thi công xây dựng

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về kỹ thuật và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình cho người ở công trường xây dựng và khu vực lân cận công trường xây dựng.

Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này áp dụng đối với các hoạt động xây dựng sau:

1. Các loại công việc thi công xây dựng liên quan đến đào, đắp đất đá, xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng, bảo trì công trình xây dựng, tháo dỡ, phá dỡ đối với:

a) Nhà, kết cấu dạng nhà;

b) Công trình hoặc kết cấu khác, bao gồm: Cầu, đường, hầm; cột, trụ, tháp; bể chứa, silô; tường chắn, đê, đập, kè; kết cấu dạng đường ống và các dạng kết cấu khác được sử dụng cho mục đích dân dụng, sản xuất công nghiệp, cung cấp các tiện ích hạ tầng kỹ thuật, phục vụ giao thông vận tải, phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, sử dụng để bảo vệ trước các tác động cực đoan của thiên nhiên, làm các kết cấu tạm phục vụ thi công và các mục đích khác.

2. Sản xuất, chế tạo, lắp đặt và tháo dỡ các cấu kiện, kết cấu tiền chế ở công trường.

3. Các hoạt động xây dựng khác, bao gồm: Khảo sát, quan trắc; thiết kế, thẩm tra thiết kế; lập và kiểm tra kế hoạch tổng hợp về an toàn có liên quan đến các công việc quy định tại 2 mục nêu trên.

Quy chuẩn này không áp dụng cho thi công lắp đặt giàn khoan dầu khí và các kết cấu khác sử dụng cho ngành dầu khí ở biển và thềm lục địa.

Quy định chung về đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận

1.  Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và thực hiện biện pháp ĐBAT và các biện pháp cần thiết khác để:

a) Bảo vệ cho người làm việc trên công trường và người ở khu vực lân cận trước các nguy cơ gây suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong phát sinh từ công trường;

b) Đảm bảo vệ sinh, môi trường trong và ngoài công trường xây dựng.

2. Trước khi và trong quá trình triển khai các hoạt động xây dựng trên công trường, người sử dụng lao động phải căn cứ vào điều kiện thực tế, đặc điểm của công trường, công trình và đặc điểm của các loại công việc thi công khác nhau để nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, xác định các vùng nguy hiểm, vùng nguy hại trên công trường và khu vực lân cận công trường. Vùng nguy hiểm, vùng nguy hại phải được thiết lập, kiểm soát để ĐBAT bằng các biện pháp sau:

a) Có rào chắn hoặc biện pháp che chắn chắc chắn để ngăn ngừa xâm nhập;

b) Có các phương tiện cảnh báo, chỉ dẫn cụ thể;

c) Có người làm nhiệm vụ bảo vệ, cảnh báo và kiểm soát ra, vào.

3. Vùng nguy hiểm trên công trường và khu vực lân cận công trường là các khu vực có các yếu tố nguy hiểm, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các loại hình sau:

a) Khu vực có đường dây dẫn điện trần, đường dây truyền tải điện; khu vực đặt các trạm điện, thiết bị cấp điện (trạm biến áp, máy phát điện); khu vực đang thi công, lắp đặt điện hoặc đang sử dụng các thiết bị điện; khu vực thi công có sử dụng chất nổ;

b) Khu vực có nguy cơ cháy, nổ do các hoạt động hàn, cắt và tạo nhiệt khác;

c) Khu vực đặt các kho chứa chất nổ, chất dễ cháy, nổ và hóa chất nguy hiểm khác;

d) Khu vực lưu trữ vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, thiết bị mà chúng có nguy cơ bị trượt, đổ; khu vực có các lỗ mở hoặc hố trên mặt đất (có hoặc không có nước); khu vực có nguy cơ lún sụt, lở đất đá nhưng chưa được xử lý để ĐBAT; khu vực có các vật, cây có thể đổ vào; khu vực ở dưới hoặc ở trên đồi, núi, mái đất đá dốc, mặt dốc có nguy cơ sạt, trượt, lở đất đá;

đ) Các lỗ mở, khoảng hở trên công trình có nguy cơ rơi, ngã;

e) Khu vực có xe, máy, tàu, thuyền, phao, bè, thiết bị nổi khác, thiết bị thi công khác (sau đây viết gọn là máy, thiết bị thi công) đang làm việc;

g) Khu vực có công trình hiện hữu mà công trình này có nguy cơ sụp đổ nhưng chưa được gia cường hoặc chống đỡ;

h) Khu vực có nguy cơ do các vật rơi hoặc đổ xuống;

i) Khu vực gần ao, hồ, suối, sông, biển;

k) Khu vực thi công trên mặt nước hoặc dưới nước (kể cả các đầm lầy);

l) Khu vực thử nghiệm các thiết bị, đường ống có áp suất;

m) Không gian hạn chế mà ở đó có thể xảy ra thương tích nghiêm trọng cho người ở trong và (hoặc) gần không gian đó;

n) Khu vực chưa được thực hiện rà phá bom mìn, vật nổ.

...

Hiệu lực thi hành

QCVN 18:2021/BXD do Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Xây dựng ban hành theo Thông tư số 16/2021/TT-BXD ngày 20/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

QCVN 18:2021/BXD thay thế QCVN 18:2014/BXD kể từ ngày 20/06/2022.


Chi tiết nội dung Tiêu chuẩn, mời Quý vị xem hoặc download tại đây: 

Phòng Kỹ thuật

Từ khóa: quy chuẩn, an toàn, thi công xây dựng,

TIN LIÊN QUAN

Máy trộn bê tông rò điện, 3 người bị giật thương vong

Máy trộn bê tông chạy điện là thiết bị thông dụng, có mặt ở hầu hết các công trường xây dựng. Tuy nhiên, nhiều nhà thầu không chú trọng đến vấn đề an toàn điện của thiết bị này nên đã dẫn tới những hậu quả đau lòng.

Đình chỉ thi công nếu không đảm bảo an toàn cho người lao động

Bộ LĐ-TB&XH vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác phòng ngừa tai nạn lao động.

QCVN 03:2011/BLĐTBXH - An toàn lao động đối với máy hàn điện và công việc hàn điện

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định những yêu cầu chung về an toàn đối với máy hàn điện, hàn điện trong các điều kiện đặc biệt và đối với công việc hàn điện; ngoài những quy định này còn phải tuân theo các quy định khác có liên quan.

Quy định về an toàn cho công tác hàn trong xây dựng

Công tác hàn là công tác có nguy cơ hàng đầu về mất an toàn, cháy nổ trong xây dựng công trình. Nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và vật chất, các đơn vị thi công, tư vấn giám sát và chủ đầu tư phải nắm vững các yêu cầu sau đây.

Thông tư 03/2019/TT-BXD - Quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình

Thông tư này sửa đổi, bổ sung điều 16 của Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

Nhà thầu có được thanh toán chi phí biện pháp thi công an toàn cho công trình xây dựng?

Chi phí cho biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình rất lớn. Do đó nếu không kiểm tra kỹ, nhà thầu rất dễ thiếu xót chi phí này trong tổng chi phí xây lắp công trình.

TCVN 5308:1991 - Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

Tiêu chuẩn này áp dụng chung cho tất cả các tổ chức quốc doanh và ngoài quốc doanh thuộc mọi ngành kinh tế có làm công tác xây dựng.

Thông tư số 04/2017/TT-BXD quy định về quản lý an toàn lao động trong xây dựng công trình

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị, vật tư.

Quy định về số lượng cán bộ an toàn tối thiểu trên công trường

Nhà thầu thi công xây dựng phải bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trên công trường. Số lượng cán bộ phụ thuộc vào số lượng công nhân và phù hợp với quy mô công trường.

QCVN 18:2014/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng

Quy chuẩn này quy định những yêu cầu kỹ thuật an toàn trong xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.

CÙNG CHUYÊN MỤC

TCVN 12252:2020 - Phương pháp xác định cường độ bê tông trên mẫu lấy từ kết cấu

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu chế tạo mẫu bê tông khoan, cắt từ kết cấu, phương pháp thí nghiệm xác định cường độ nén, kéo khi bửa, kéo khi uốn (sau đây gọi chung là cường độ) của các loại bê tông trong các cấu kiện, kết cấu bê tông bê tông cốt thép đúc sẵn và đổ tại chỗ, trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

TCVN 12868:2020 - Tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép - Phương pháp thử

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử đối với sản phẩm tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép

TCVN 7972:2008 - Đường ống gang dẻo - Thí nghiệm thử thuỷ tĩnh sau khi lắp đặt

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thử thuỷ tĩnh nghiệm thu tại hiện trường đối với hệ thống đường ống gang dẻo có hoặc không có áp suất đã được lắp đặt để vận chuyển nước và các chất lỏng khác.

TCVN 1830:2008 - Vật liệu kim loại - Ống - Thử nén bẹp

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định khả năng chịu biến dạng dẻo của ống kim loại có mặt cắt ngang tròn bằng thử nén bẹp. Phương pháp này cũng được sử dụng để phát hiện khuyết tật trong ống.

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 333:2006 - Quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm

Quy trình này quy định trình tự thí nghiệm đầm nén mẫu vật liệu (đất, đất gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối thiên nhiên…) trong phòng thí nghiệm nhằm xác định giá trị độ ẩm đầm nén tốt nhất và khối lượng thể tích khô lớn nhất của vật liệu sử dụng làm nền, móng công trình giao thông.

XEM NHIỀU NHẤT

Quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B)

Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

Quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng. Cực chuẩn!

Tổng hợp tất cả các quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng thông dụng. Từ bê tông, thép, gạch đến những loại vật liệu hoàn thiện như kính, thạch cao, cửa,...

Bảng quy đổi cường độ, mác bê tông theo cấp bền C

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam cấp bền bê tông ký hiệu là B hoặc M nhưng trong một số bản vẽ do nước ngoài thiết kế ký hiệu cấp bền C gây lúng túng cho không ít kỹ sư xây dựng Việt Nam.

TCVN 4085:2011 - Kết cấu gạch đá. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thi công và nghiệm thu các kết cấu xây bằng gạch đá và gạch đá cốt thép làm từ gạch đất sét nung, gạch gốm, gạch silicát, các loại gạch không nung, đá đẽo, đá hộc và bê tông đá hộc trong xây dựng mới, cải tạo nhà và công trình.

Bảng tính toán mác bê tông dựa trên chỉ số đồng hồ khi thí nghiệm nén mẫu bê tông

Mác bê tông, cấp bền hay cường độ bê tông là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng bê tông trộn tay, trộn máy hay thương phẩm.

Về đầu trang