VB pháp quy

Nghị định số 16/2022/NĐ-CP - Quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.

Tổng quan

Vi phạm hành chính về xây dựng quy định tại Nghị đinh này bao gồm:

- Hoạt động xây dựng

- Sản xuất vật liệu xây dựng

- Quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật

- Kinh doanh bất động sản

- Quản lý, phát triển nhà

Nghị định áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trên lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định về hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt. Cụ thể, hình thức xử phạt chính gồm: Cảnh cáo; phạt tiền.

Hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 3 tháng đến 24 tháng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Nghị định cũng quy định mức phạt tiền tối đa đó là: Trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản là 1 tỉ đồng; trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà là 300 triệu đồng.

Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 24; Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 59, Điểm a Khoản 3 Điều 64, Điều 65, Khoản 1 (trừ Điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. 

Biện pháp khắc phục hậu quả: Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm; buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng; buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng; những biện pháp khác được quy định cụ thể tại Nghị định này. 

Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VI Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân bằng 1/2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức.

Về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, Nghị định quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 2 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.

Ngoài ra, Nghị định còn quy định, tổ chức, cá nhân có hành vi chống đối hoặc cản trở người thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt hành chính theo hình thức, mức phạt đối với hành vi chống đối hoặc cản trở người thi hành công vụ được quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự và an toàn xã hội.

...

Hiệu lực thi hành

Nghị định gồm 8 chương, 86 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/01/2022.

Nghị định này thay thế Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 và Nghị định số 21/2020/NĐ-CP ngày 17/02/2020.


Chi tiết nội dung Nghị định, mời Quý vị xem hoặc download tại đây: 

Phòng Kỹ thuật

Từ khóa: nghị định, xử phạt, lĩnh vực xây dựng,

TIN LIÊN QUAN

Tháo dỡ hay phá dỡ công trình xây dựng không phép, sai phép?

Hiện nay còn nhiều cách hiểu khác nhau khi thực hiện quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực trật tự xây dựng. Đó là buộc tháo dỡ hay phá dỡ công trình xây dựng không phép, sai phép?

Quy định về việc phá dỡ công trình

Bên cạnh những công trình cần phá dỡ do có nguy cơ sụp đổ hoặc phá dỡ để xây mới, những công trình bị cưỡng chế phá dỡ cũng cần được thực hiện theo đúng các quy định của Pháp luật.

Nghị định 21/2020/NĐ-CP - Sửa đổi, bổ sung một số điều về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng

Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017

Nghị định 139/2017/NĐ-CP - Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng ...

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến ...

Nghị định số 121/2013/NĐ-CP - Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản...

Nghị định số 180/2007/NĐ-CP - Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị theo quy định tại khoản 1, 2, 4, 5 và khoản 6 Điều 10; khoản 5 Điều 67; Điều 86; Điều 94 và khoản 2 Điều 120 của Luật Xây dựng.

CÙNG CHUYÊN MỤC

Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BXD của Bộ Xây dựng - Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng

Văn bản hợp nhất này là Nghị định không số hợp nhất hai Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và Nghị định số 35/2023/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành trước đó.

Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15

Luật này quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu; thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đấu thầu, hoạt động lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu, hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh.

Nghị định 35/2023/NĐ-CP - Sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng

Nội dung của Nghị định này nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hiện hành trong lĩnh vực quản lý nhà nước của BXD. Vì vậy cần kết hợp xem với các Nghị định tương ứng. Mời quý vị và các bạn chịu khó xem nhé.

Thông tư số 02/2023/TT-BXD của Bộ Xây dựng: Hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng xây dựng

Thông tư này hướng dẫn chi tiết một số nội dung về hợp đồng xây dựng; công bố và hướng dẫn sử dụng mẫu hợp đồng thi công xây dựng, mẫu hợp đồng tư vấn xây dựng, mẫu hợp đồng Thiết kế - Mua sắm vật tư, thiết bị - Thi công xây dựng công trình (sau đây viết tắt là EPC).

Thông tư số 10/2021/TT-BXD - Hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định 06/2021/NĐ-CP và Nghị định 44/2016/NĐ-CP

Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung về quản lý an toàn lao động, chất lượng thi công xây dựng công trình và bảo trì công trình xây dựng

XEM NHIỀU NHẤT

Quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B)

Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

Quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng. Cực chuẩn!

Tổng hợp tất cả các quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng thông dụng. Từ bê tông, thép, gạch đến những loại vật liệu hoàn thiện như kính, thạch cao, cửa,...

Bảng quy đổi cường độ, mác bê tông theo cấp bền C

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam cấp bền bê tông ký hiệu là B hoặc M nhưng trong một số bản vẽ do nước ngoài thiết kế ký hiệu cấp bền C gây lúng túng cho không ít kỹ sư xây dựng Việt Nam.

TCVN 4085:2011 - Kết cấu gạch đá. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thi công và nghiệm thu các kết cấu xây bằng gạch đá và gạch đá cốt thép làm từ gạch đất sét nung, gạch gốm, gạch silicát, các loại gạch không nung, đá đẽo, đá hộc và bê tông đá hộc trong xây dựng mới, cải tạo nhà và công trình.

Bảng tính toán mác bê tông dựa trên chỉ số đồng hồ khi thí nghiệm nén mẫu bê tông

Mác bê tông, cấp bền hay cường độ bê tông là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng bê tông trộn tay, trộn máy hay thương phẩm.

Về đầu trang