Tiêu chuẩn XD

TCVN 9403:2012 - Gia cố đất nền yếu - Phương pháp trụ đất xi măng

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu kỹ thuật về khảo sát - thí nghiệm, thiết kế, thi công và nghiệm thu trụ đất xi măng dùng để xử lý - gia cố nền đất yếu trong xây dựng nhà và công trình có tải trọng nhẹ, khối đắp, cũng như trong ổn định mái dốc.

Công nghệ thi công xét đến trong tiêu chuẩn này là công nghệ trộn sâu, bao gồm:

a) Trộn bơi cần trộn quay cơ học, không lấy đất lên.

b) Độ sâu xử lý nền đất tối thiểu 3 m.

c) Hình dáng và bố trí đa dạng gồm trụ đơn, mảng, khối, tường, và tổ hợp.

d) Xử lý đất tự nhiên, đất lấp, bãi thải...

e) Các phương pháp gia cố nền dùng công nghệ tương tự đang có (phương pháp phun áp cao, phương pháp phối hợp, gia cố toàn khối) chỉ cập nhật một phần trong tiêu chuẩn này.

Quy trình thiết kế, thi công gia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng

a) Khảo sát địa chất công trình, thí nghiệm xác định hàm lượng xi măng thích hợp trong phòng thí nghiệm.

b) Thiết kế sơ bộ nền gia cố theo điều kiện tải trọng tác dụng của kết cấu bên trên (căn cứ vào kết quả thí nghiệm mẫu trong phòng và kinh nghiệm tích lũy).

c) Thi công trụ thử bằng thiết bị dự kiến sử dụng.

d) Tiến hành các thí nghiệm kiểm tra (xuyên cánh, xuyên tĩnh, nén tĩnh, lấy mẫu...).

e) So sánh với các kết quả thí nghiệm trong phòng, đánh giá lại các chỉ tiêu cần thiết.

f) Điều chỉnh thiết kế (hàm lượng chất gia cố, chiều dài hoặc khoảng cách giữa các trụ).

g) Thi công đại trà theo công nghệ đã đạt yêu cầu và tiến hành kiểm tra chất lượng phục vụ nghiệm thu.

Tuy cùng một tỷ lệ pha trộn nhưng luôn có sự khác nhau giữa mẫu chế bị trong phòng và thực tế thi công bằng các thiết bị ngoài hiện trường, cho nên việc thi công trụ thử, tìm hiệu quả gia cố tối ưu là quy định bắt buộc.

Trụ thử phải thi công ngoài công trình để có thể tiến hành thí nghiệm kiểm tra. Số lượng trụ thử do tư vấn thiết kế quyết định, nhưng không ít hơn 2 trụ cho mỗi loại thiết bị và công nghệ.

Dự án trụ đất xi măng được tiến hành theo quy trình lặp, quyết định thi công đại trà chỉ có thể đưa ra sau khi đã thi công và thí nghiệm trụ thử đạt yêu cầu. Tất cả các thông tin cần thiết để phục vụ dự án cần được cung cấp cho thiết kế, trong đó kinh nghiệm tích lũy của nhà thầu thi công và tư vấn thiết kế có vai trò quan trọng.

Các thông tin cần thiết để triển khai dự án đất xi măng

a) Hồ sơ pháp lý.

b) Hồ sơ năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu và hệ thống quản lý chất lượng.

c) Các công trình ngầm và công trình xung quanh.

d) Đặc điểm kỹ thuật của công trình.

e) Kinh nghiệm thi công trộn sâu từ trước hoặc công trình xây dựng gần kề, bao gồm cả kết quả thí nghiệm hiện trường cấp cho thiết kế.

f) Chương trình, kế hoạch xây dựng kể cả tiến độ chất tải và gia tải trước.

g) Tiến độ triển khai thí nghiệm, quy trình nghiệm thu vật liệu đưa vào công trình.

h) Tất cả các yêu cầu phát sinh hoặc sửa đổi cần được xác lập và phê duyệt trước khi bắt đầu thi công.

i) Định mức và đơn giá thi công

...

TCVN 9403:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 385:2006.


Chi tiết nội dung tiêu chuẩn, mời quý vị xem hoặc download tại đây 

Phòng Kỹ thuật

Từ khóa: tiêu chuẩn, gia cố, nền, đất yếu, trụ đất xi măng,

TIN LIÊN QUAN

TCVN 8645:2019 - Thiết kế, thi công và nghiệm thu khoan phụt vữa xi măng vào nền đá

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu trong công tác thiết kế, thi công và nghiệm thu khoan phụt vữa xi măng vào nền đá tạo màng chống thấm và gia cố nền công trình thủy lợi.

TCVN 11832:2017 - Gia cố nền đất yếu - Phương pháp gia cố toàn khối

Gia cố toàn khối là phương pháp gia cố đất bằng cách trộn đều chất kết dính, phụ gia khoáng (nếu có), vật liệu gia cường (nếu có) ở dạng khô hoặc ướt với đất tại chỗ thành một lớp vật liệu tốt, đồng nhất trong suốt chiều sâu gia cố.

Chỉ dẫn kỹ thuật - Gia cố nền đất yếu - Phương pháp gia cố nông toàn khối có sử dụng tro bay

Chỉ dẫn này quy định các yêu cầu chung đối với việc xử lý nền đất yếu (độ sâu xử lý từ 2 m đến 8 m) bằng phương pháp gia cố toàn khối có sử dụng tro bay như chất phụ gia khoáng.

TCVN 9355:2012 - Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước

Tiêu chuẩn này quy định những nguyên tắc cơ bản về khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu việc gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước.

CÙNG CHUYÊN MỤC

QCVN 16:2023/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Quy chuẩn này quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong nước, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông trên thị trường và sử dụng vào các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

QCVN 04:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà chung cư

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật áp dụng khi xây dựng mới, xây dựng lại nhà chung cư có chiều cao đến 150 m hoặc có đến 3 tầng hầm, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp.

QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng

Quy chuẩn này quy định về các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động quy hoạch xây dựng vùng huyện, vùng liên huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn địa phương trong lĩnh vực quy hoạch đô thị - nông thôn.

TCVN 12869:2020 - Tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép - Thi công và nghiệm thu

Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thi công và nghiệm thu các kết cấu bao che làm từ Tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép.

TCVN 12867:2020 - Tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép - Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép dùng làm tường, vách ngăn trong các công trình xây dựng.

XEM NHIỀU NHẤT

Quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B)

Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

Quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng. Cực chuẩn!

Tổng hợp tất cả các quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng thông dụng. Từ bê tông, thép, gạch đến những loại vật liệu hoàn thiện như kính, thạch cao, cửa,...

Bảng quy đổi cường độ, mác bê tông theo cấp bền C

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam cấp bền bê tông ký hiệu là B hoặc M nhưng trong một số bản vẽ do nước ngoài thiết kế ký hiệu cấp bền C gây lúng túng cho không ít kỹ sư xây dựng Việt Nam.

TCVN 4085:2011 - Kết cấu gạch đá. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thi công và nghiệm thu các kết cấu xây bằng gạch đá và gạch đá cốt thép làm từ gạch đất sét nung, gạch gốm, gạch silicát, các loại gạch không nung, đá đẽo, đá hộc và bê tông đá hộc trong xây dựng mới, cải tạo nhà và công trình.

Bảng tính toán mác bê tông dựa trên chỉ số đồng hồ khi thí nghiệm nén mẫu bê tông

Mác bê tông, cấp bền hay cường độ bê tông là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng bê tông trộn tay, trộn máy hay thương phẩm.

Về đầu trang