Tiêu chuẩn PCCC

TCVN 6161:1996 - Phòng cháy chữa cháy - Chợ và trung tâm thương mại - Yêu cầu thiết kế

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu cơ bản về phòng cháy và chữa cháy (PCCC) khi thiết kế xây dựng mới hay cải tạo mở rộng chợ kiên cố, chợ bán kiên cố và trung tâm thương mại.

Phân loại chợ

a. Phân loại theo kiến trúc xây dựng :

- Chợ kiên cố là chợ cố định được thiết kế và xây dựng với bậc chịu lửa I và II;

- Chợ bán kiên cố là chợ cố định mà nhà, quầy hàng và các công trình khác trong chợ được thiết kế và xây dựng với bậc chịu lửa III.

- Chợ tạm là chợ không ổn định mà lều, quán trong chợ được xây dựng với bậc chịu lửa IV, V

b. Phân loại theo quy mô, số lượng hộ kinh doanh:

- Chợ loại l là chợ có trên 500 hộ buôn bán có đăng kí kinh doanh hoặc có tổng diện tích gian hàng trên 2000m2;

- Chợ loại 2 là chợ có từ 300 đến 500 hộ buôn bán có đăng kí kinh doanh hoặc có tổng diện tích gian hàng từ 1200m2 đến 2000m2;

- Chợ loại 3 là chợ có dưới 300 hộ buôn bán có đăng kí kinh doanh hoặc có tổng diện tích gian hàng dưới 1200m2.

Quy định chung

Khi thiết kế PCCC cho chợ và trung tâm thương mại phải áp dụng tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn, quy phạm khác có liên quan.

Khi bố trí chợ và trung tâm thương mại trong nhà cao tầng hoặc nhà có tính chất sử dụng khác phải áp dụng tiêu chuẩn này và phải tuân theo TCVN 6160:1996.

Khi thiết kế PCCC cho chợ và trung tâm thương mại xây dựng mới, cải tao, mở rộng phải dựa vào quy hoạch của toàn khu hay cụm, đồng thời kết hợp chặt chẽ với giải pháp thiết kế PCCC của công trình bên cạnh (tổ chức đường giao thông, hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy, thông tin liên lạc báo cháy...).

Thiết kế chợ và trung tâm thương mại phải được thỏa thuận về thiết kế và thiết bị PCCC với cơ quan có thẩm quyền.

Bố trí mặt bằng

Chợ và trung tâm thương mại có thể là một ngôi nhà riêng biệt hoặc nhiều nhà hoặc bố trí ở tầng 1 đến tầng 3 của toà nhà nhiều tầng có tính năng sử dụng khác như: nhà ở, khách sạn, nhà hành chính...

Chợ và trung tâm thương mại được chia thành các khu sau :

- Khu kinh doanh bao gồm : các quầy, sạp hàng, gian hàng nơi giao và nhận hàng, giải khát ăn uống, sàn nhảy, gian trưng bày hàng và những phòng, buồng phục vụ khách hàng.

- Khu phụ trợ gồm : kho, buồng đóng gói hàng đặt; buồng sửa chữa thiết bị, quảng cáo.

- Khu hành chính và sinh hoạt gồm : phòng làm việc Ban giám đốc, Ban quản lí, văn thư, văn phòng, kế toán, căng tin, cán bộ, phòng truyền thống, bảo vệ PCCC, y tế...

- Khu kĩ thuật gồm : buồng thông gió, buồng thang máy, tủ bảng điện, tổng đài điện thoại, trạm bơm nước cho sinh hoạt, chữa cháy.

Khi bố trí khu, buồng của chợ và trung tâm thương mại ở nhà cao tầng phải tuân theo các yêu cầu sau :

- Kho chứa hàng hoá, nguyên vật liệu dễ cháy, cháy được ở tầng trên không trùng khít với các kho tương tự ở tầng dưới;

- Lối ra, vào ở khu hành chính, buồng phụ trợ, khu kĩ thuật không cho phép thiết kế đi qua khu vực kinh doanh;

- Kho và nơi để hàng hoá phải thiết kế lối đi riêng.

- Chợ và trung tâm thương mại phải thiết kế lối ra, vào và cầu thang riêng biệt cho khách hàng và cho cán bộ, nhân viên.

Lối ra, vào và cầu thang cho cán bộ, nhân viên phải thiết kế để khi cần có thể sử dụng làm lối thoát nạn cho khách hàng đang ở khu vực kinh doanh.

Cầu thang chính từ tầng 1 lên tầng 2 thuộc chợ và trung tâm thương mại có bậc chịu lửa I và II cho phép thiết kế hở, còn các cầu thang khác phải thiết kế trong buồng thang.

Đối với chợ và trung tâm thương mại có tổng diện tích gian hàng trên 3600 m2 cho phép đặt thang băng tải.

Chợ và trung tâm thương mại không lắp đặt thang băng tải chỉ được bố trí các quầy, gian hàng từ tầng 2 trở xuống. Nếu có thiết kế và sẽ lắp đặt thang băng tải thì cho phép bố trí quầy, gian hàng từ tầng 3 trở lên trong thời gian l năm chờ lắp đặt thang băng tải kể từ khi chợ và trung tâm thương mại đưa vào sử dụng.

Chiều rộng lối đi lại trong khu vực kinh doanh được quy định ở bảng sau.

Loại lối đi Chiều rộng lối đi tối thiểu (m)
Chợ, trung tâm thương mại ở thành phố, thị xã Chợ, trung tâm thương mại ở huyện, thị trấn
1. Lối đi chính trong khu vực kinh doanh:    
- Chợ trung tâm thương mại có tổng diện tích gian hàng đến 90m2 2.8 2.0
- Chợ trung tâm thương mại có tổng diện tích gian hàng lớn hơn 90m2 3.6 2.8
- Từ dãy quầy, gian hàng đến cửa ra vào không có phòng đệm 2.8 2.0
- Từ dãy quầy, gian hàng đến cửa ra vào có phòng đệm 4.2 3.4
2. Các lối đi khác:    
- Giữa hai dãy quầy, gian hàng vải, quần áo may sẵn 1.8 1.8
- Giữa hai dãy, quầy gian hàng giầy dép 1.2 1.2
- Giữa hai dãy, quầy, gian hàng khác song song 1.2 1.2

Yêu cầu ngăn cháy

Khi thiết kế chợ và trung tâm thương mại, phải tuân thủ các yêu cầu về khoảng cách an toàn phòng cháy, vật hệu và giới hạn chịu lửa của từng cấu kiện theo TCVN 2622:1995 .

Số tầng của ngôi nhà, diện tích lớn nhất giữa hai tầng ngăn cháy của chợ và trung tâm thương mại phụ thuộc vào bậc chịu lửa, được quy định trong bảng 3.

Bậc chịu lửa của chợ và trung tâm thương mại Số tầng được phép xây dựng, tầng Diện tích lớn nhất giữa hai tường ngăn cháy (m2)
I và II Không hạn chế, nhưng chiều cao nhà không cao quá quy định trong TCVN 6160:1996 2200
III 2 1800
IV 1 1400
V 1 500

Chú thích: Diện tích tối đa giữa hai tường ngăn cháy cho phép tăng 100% khi các cơ sở đó có trang bị hệ thống chữa cháy tự động .

Tường ngăn cháy phải được xây từ móng hay dầm móng cắt qua các kết cấu khác đến hết chiều cao chợ và trung tâm thương mại nếu mái nhà làm bằng vật liệu không cháy, cao hơn mái 0,6 m nếu mái làm bằng vật liệu khó cháy hoặc dễ cháy. Trường hợp tường ngăn cháy ngăn dọc theo nhà, đều phải cao hơn mái 0,6 m dù mái làm bằng bất kì vật liệu gì. Tường ngăn cháy phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa nhỏ nhất là 150 phút.

Trong các chợ và trung tâm thương mại có bậc chịu lửa III, IV, V, khoảng ngăn cháy phải có chiều rộng nhỏ nhất 6m và chia mái tường thành khu vực riêng biệt.

Phần tường hồi của khoảng ngăn cháy phải nhô lên khỏi mái nhỏ nhất 0,6m. Trong khoảng ngăn cháy, các loại tường phải kín, cột phải có giới hạn chịu lửa nhỏ nhất 150 phút. Các kết cấu bao che khoảng ngăn cháy phải làm bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa nhỏ nhất 60 phút, cửa phải có giới hạn chiu lửa nhỏ nhất 45 phút.

Phải thiết kế kho riêng biệt và có tường ngăn bằng vật liệu không cháy, giới hạn chịu lửa nhỏ nhất 45 phút để bảo quản hàng, nguyên vật liệu dễ bắt cháy.

Cửa kho, cửa phòng bảo quản hàng phải thiết kế cửa hai cánh, có chiều rộng không nhỏ hơn 1,3 m và chiều cao không thấp hơn 2,3 m bằng vật liệu. không cháy có giới hạn chịu lửa nhỏ nhất 45 phút.

Các đường ống kĩ thuật, (cấp thoát nước, vệ sinh...) của chợ và trung tâm thương mại có bậc chịu lửa I, II phải làm bằng vật liệu không cháy.

Kết cấu nền chợ và trung tâm thương mại không được rỗng. Không cho phép làm bằng bê tông atphan. Nền buồng tắm, khu vệ sinh phải thấp hơn nền buồng kề liền nhỏ nhất là 2 cm.

Khi thiết kế các bộ phận ngăn cháy khác cho chợ và trung tâm thương mại, phải tuân theo các quy định của TCVN 2622:1995.

...


Chi tiết nội dung Tiêu chuẩn, mời Quý vị xem hoặc download tại đây: 

Phòng Kỹ thuật

Từ khóa: tiêu chuẩn, phòng cháy, chữa cháy, trung tâm thương mại,

TIN LIÊN QUAN

QCVN 06:2022/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình

Quy chuẩn này quy định: Các yêu cầu chung về an toàn cháy cho gian phòng, khoang cháy, nhà và các công trình xây dựng (sau đây gọi chung là nhà); Phân loại kỹ thuật về cháy cho vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, các phần và bộ phận của nhà và nhà.

Những điểm mới cần lưu ý khi áp dụng TCVN 7336:2021 - Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt

TCVN 7336:2021 được bổ sung, chỉnh sửa từ TCVN 7336:2003 nhằm đáp ứng sát hơn với yêu cầu thực tiễn trong cuộc sống. Dưới đây là một số quy định mới cần lưu ý khi áp dụng.

TCVN 7336:2021 - Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc thiết kế, lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt cho nhà và công trình.

TCVN 13333:2021 - Hệ thống chữa cháy bằng Sol khí - Yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, kiểm tra và bảo dưỡng

Tiêu chuẩn này quy định về yêu cầu thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy bằng Sol-khí theo thể tích, ứng dụng trong các nhà, công trình và một số ứng dụng đặc biệt khác (như tủ điện, tuabin điện...).

TCVN 5738:2021 - Hệ thống báo cháy - Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế hệ thống báo cháy cho nhà, công trình. Tiêu chuẩn này không áp dụng để thiết kế hệ thống báo cháy cho: Nhà và công trình được thiết kế theo quy định đặc biệt.

Quy định về hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Dự án, công trình có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

QCVN 06:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu chung về an toàn cháy cho gian phòng, nhà và các công trình xây dựng (sau đây gọi chung là nhà) và bắt buộc áp dụng trong tất cả các giai đoạn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi công năng, đồng thời quy định phân loại kỹ thuật về cháy cho các nhà, phần và bộ phận của nhà, cho các gian phòng, cấu kiện xây dựng và vật liệu xây dựng.

Nghị định số 136/2020/NĐ-CP - Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy

Nghị định này quy định về hoạt động phòng cháy và chữa cháy, tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

QCVN 06:2020/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình

Quy chuẩn này được xây dựng trên cơ sở soát xét, chỉnh sửa, bổ sung QCVN 06:2010/BXD của Bộ Xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn về đảm bảo an toàn cháy cho nhà và công trình.

Quy chuẩn phòng cháy chữa cháy đối với nhà cao tầng

Nhà cao tầng thuộc nhóm nguy hiểm cháy, với công trình có chiều cao lớn hơn 50m phải có giải pháp riêng được cơ quan PCCC thẩm định phê duyệt.

CÙNG CHUYÊN MỤC

TCVN 12314-2:2022 - Bình chữa cháy tự động kích hoạt – Phần 2: Bình khí chữa cháy

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử và yêu cầu lắp đặt đối với bình khí chữa cháy tự động kích hoạt được kích hoạt bằng tác động nhiệt.

TCVN 3890:2023 - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí

Phương tiện phòng cháy và chữa cháy là Phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy và chữa cháy, cứu người, cứu tài sản.

QCVN 06:2022/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình

Quy chuẩn này quy định: Các yêu cầu chung về an toàn cháy cho gian phòng, khoang cháy, nhà và các công trình xây dựng (sau đây gọi chung là nhà); Phân loại kỹ thuật về cháy cho vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, các phần và bộ phận của nhà và nhà.

TCVN 7336:2021 - Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc thiết kế, lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt cho nhà và công trình.

TCVN 13333:2021 - Hệ thống chữa cháy bằng Sol khí - Yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, kiểm tra và bảo dưỡng

Tiêu chuẩn này quy định về yêu cầu thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy bằng Sol-khí theo thể tích, ứng dụng trong các nhà, công trình và một số ứng dụng đặc biệt khác (như tủ điện, tuabin điện...).

XEM NHIỀU NHẤT

Quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B)

Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

Quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng. Cực chuẩn!

Tổng hợp tất cả các quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng thông dụng. Từ bê tông, thép, gạch đến những loại vật liệu hoàn thiện như kính, thạch cao, cửa,...

Bảng quy đổi cường độ, mác bê tông theo cấp bền C

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam cấp bền bê tông ký hiệu là B hoặc M nhưng trong một số bản vẽ do nước ngoài thiết kế ký hiệu cấp bền C gây lúng túng cho không ít kỹ sư xây dựng Việt Nam.

TCVN 4085:2011 - Kết cấu gạch đá. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thi công và nghiệm thu các kết cấu xây bằng gạch đá và gạch đá cốt thép làm từ gạch đất sét nung, gạch gốm, gạch silicát, các loại gạch không nung, đá đẽo, đá hộc và bê tông đá hộc trong xây dựng mới, cải tạo nhà và công trình.

Bảng tính toán mác bê tông dựa trên chỉ số đồng hồ khi thí nghiệm nén mẫu bê tông

Mác bê tông, cấp bền hay cường độ bê tông là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng bê tông trộn tay, trộn máy hay thương phẩm.

Về đầu trang