Quản lý, giám sát xây dựng

Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng

Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng từ khi chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình

Theo Điều 4 của Nghị định 46/2015/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý chất lượng và Bảo trì công trình xây dựng có nêu:

1. Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận.

2. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

3. Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

4. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật.

5. Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.

6. Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực hiện.

Phòng Kỹ thuật

Từ khóa: quản lý chất lượng công trình, nguyên tắc chung,

TIN LIÊN QUAN

Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BXD của Bộ Xây dựng - Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng

Văn bản hợp nhất này là Nghị định không số hợp nhất hai Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và Nghị định số 35/2023/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành trước đó.

Công trình hết hạn bảo hành, trách nhiệm thuộc về ai?

Có rất nhiều công trình sau một thời gian xây dựng và sử dụng thì xảy ra tình trạng xuống cấp, rạn nứt, hư hỏng làm ảnh hưởng đến mỹ quan, sự an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan nhằm khắc phục, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng là điều cần thiết.

Những công trình nào phải được đánh giá an toàn?

Đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng (sau đây gọi là đánh giá an toàn công trình) là hoạt động xem xét, đánh giá định kỳ khả năng chịu lực và các điều kiện để công trình được khai thác, sử dụng an toàn.

Thông tư số 10/2021/TT-BXD - Hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định 06/2021/NĐ-CP và Nghị định 44/2016/NĐ-CP

Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung về quản lý an toàn lao động, chất lượng thi công xây dựng công trình và bảo trì công trình xây dựng

Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng là gì?

Bạn là nhà thầu thi công xây dựng hay chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án? Dù là bên nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải nắm rõ 18 trách nhiệm của nhà thầu thi công được nêu dưới đây, đặc biệt là quy định cuối cùng.

Quy định về Hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình

Bài viết này quy định những hồ sơ bắt buộc phải có trong quá trình nghiệm thu chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình.

Có bắt buộc phải thí nghiệm vật liệu xây dựng? Đơn vị nào chịu trách nhiệm về việc này?

Chất lượng vật liệu, cấu kiện và thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng có vai trò đặc biệt quan trọng liên quan đến chất lượng công trình xây dựng. Vì vậy cần được kiểm soát chặt chẽ trước khi sử dụng cho công trình.

Nghị định 06/2021/NĐ-CP - về Quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng

Nghị định này quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng, thi công xây dựng công trình và bảo trì công trình xây dựng.

Quy định về việc bảo hành công trình xây dựng

Thời gian bảo hành công trình, số tiền bảo lãnh bảo hành công trình và trách nhiệm của nhà thầu thi công trong việc bảo hành công trình đã được Pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, các nội dung này quy định ở đâu, văn bản nào, cụ thể ra sao thì không phải ai cũng nhớ.

Chủ đầu tư dự án tự thi công và giám sát thi công công trình của mình có được không?

Việc chủ đầu tư tự thực hiện công tác tư vấn giám sát và thi công xây dựng toàn bộ hoặc một số hạng mục của dự án đem lại một số lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần nắm rõ quy định của Pháp luật để hạn chế rủi ro trong quá trình triển khai.

CÙNG CHUYÊN MỤC

Những điểm mới cần lưu ý khi áp dụng TCVN 7336:2021 - Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt

TCVN 7336:2021 được bổ sung, chỉnh sửa từ TCVN 7336:2003 nhằm đáp ứng sát hơn với yêu cầu thực tiễn trong cuộc sống. Dưới đây là một số quy định mới cần lưu ý khi áp dụng.

Quy định về việc tháo dỡ cốp pha đà giáo

Việc tháo dỡ cốp pha (hay còn gọi là ván khuôn), đà giáo là công việc rất quan trọng. Nếu thi công không đúng kỹ thuật có thể gây mất an toàn cho người lao động và ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Do vậy việc tháo dỡ cốp pha, đà giáo cần tuân thủ các quy định dưới đây.

Quy định kỹ thuật thang máy đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng

Đây là các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình thang máy để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.

Công trình hết hạn bảo hành, trách nhiệm thuộc về ai?

Có rất nhiều công trình sau một thời gian xây dựng và sử dụng thì xảy ra tình trạng xuống cấp, rạn nứt, hư hỏng làm ảnh hưởng đến mỹ quan, sự an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan nhằm khắc phục, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng là điều cần thiết.

Quy định về hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Dự án, công trình có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

XEM NHIỀU NHẤT

Quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B)

Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

Quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng. Cực chuẩn!

Tổng hợp tất cả các quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng thông dụng. Từ bê tông, thép, gạch đến những loại vật liệu hoàn thiện như kính, thạch cao, cửa,...

Bảng quy đổi cường độ, mác bê tông theo cấp bền C

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam cấp bền bê tông ký hiệu là B hoặc M nhưng trong một số bản vẽ do nước ngoài thiết kế ký hiệu cấp bền C gây lúng túng cho không ít kỹ sư xây dựng Việt Nam.

TCVN 4085:2011 - Kết cấu gạch đá. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thi công và nghiệm thu các kết cấu xây bằng gạch đá và gạch đá cốt thép làm từ gạch đất sét nung, gạch gốm, gạch silicát, các loại gạch không nung, đá đẽo, đá hộc và bê tông đá hộc trong xây dựng mới, cải tạo nhà và công trình.

Bảng tính toán mác bê tông dựa trên chỉ số đồng hồ khi thí nghiệm nén mẫu bê tông

Mác bê tông, cấp bền hay cường độ bê tông là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng bê tông trộn tay, trộn máy hay thương phẩm.

Về đầu trang