Blog

Kola Superdeep Borehole - Hố khoan địa chất sâu nhất hành tinh

Ở sâu phía tây nước Nga, có một địa điểm bí ẩn với một đĩa kim loại lớn được bịt chặt xuống dưới mặt đất.

Rất nhiều người sẽ không biết mục đích thật về sự tồn tại của đĩa kim loại này bởi đó thực chất là lỗ khoan sâu đến hơn 12 km vào lòng Trái Đất.

Khoảng cách này cũng sâu hơn điểm sâu nhất của đại dương là rãnh Mariana. Trên thực tế, đây cũng là hố sâu nhất mà chúng ta từng đào trên hành tinh của mình.

Nó có tên gọi là Kola Superdeep Borehole. Lỗ khoan được thực hiện hoàn toàn vì mục đích khoa học.

Khi các nhà khoa học Liên Xô bắt đầu khoan xuống bề mặt Trái đất trong những năm 1970, họ đã làm việc đó để tìm hiểu thêm về lớp vỏ hành tinh. Thực tế chúng ta biết ít hơn về những gì dưới chân mình so với những gì ở trong Hệ Mặt trời.

Trong 24 năm tiếp theo, các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Nhưng mũi khoan không xuống được xa như họ hy vọng. Vào năm 1994, họ đã chỉ khoan được hơn 12 km. Vấn đề đáng được quan tâm đó là công nghệ khoan mà họ phải phát triển để đi xuống đó là điều khá đáng chú ý.

Thực tế là có nước ở độ sâu 12 km vào vỏ Trái đất, điều mà các nhà khoa học thậm chí không nghĩ là có thể xảy ra nếu họ không tận mắt chứng kiến. Và gần 7km đầu tiên các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch của 24 loài sinh vật đơn bào đã biến mất từ lâu.

Họ cũng tiếp cận được với những tảng đá 2,7 tỷ năm tuổi nhưng những tảng đá này đã trở thành thách thức mà các nhà khoa học không thể vượt qua.

Nguyên nhân bởi vì nhiệt độ ở quãng tiếp theo lên đến khoảng 180 độ C, nóng hơn khoảng 80 độ so với những gì các nhà khoa học dự đoán. Họ không thể vượt qua mức nhiệt này.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đặt hy vọng với những công nghệ mới hiện nay trong tương lai có thể khoan được sâu hơn nữa.

Phòng Truyền thông (Sưu tầm)

Từ khóa: hố khoan, khảo sát địa chất, sâu nhất thế giới,

TIN LIÊN QUAN

Thông tư 01/2017/TT-BXD - Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng

Thông tư này hướng dẫn việc xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, khảo sát phục vụ lập quy hoạch xây dựng và các công tác khảo sát khác có liên quan trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Thông tư số 17/2013/TT-BXD - Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng

Thông tư này hướng dẫn việc xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng công trình của các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là vốn ODA), vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn đầu tư khác của Nhà nước.

TCVN 4419:1987 - Khảo sát cho xây dựng - Nguyên tắc cơ bản

Tiêu chuẩn này qui định những yêu cầu chung cho các loại công tác khảo sát trắc địa, địa chất công trình và khí tượng thủy văn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo nhà, công trình. Khi khảo sát nguồn cung cấp (dùng nước tưới đất và nước mặt), vật liệu xây dựng, cải tạo thổ nhưỡng, địa thực vật, vệ sinh phòng bệnh...

TCVN 9402:2012 - Chỉ dẫn kỹ thuật công tác khảo sát địa chất công trình cho xây dựng vùng các-tơ

Tiêu chuẩn này dùng làm cơ sở để lập nhiệm vụ khảo sát địa chất công trình (ĐCCT) cho xây dựng trong vùng các-tơ.

TCVN 9363:2012 - Khảo sát cho xây dựng - Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng

Tiêu chuẩn này là cơ sở để lập phương án khảo sát địa kỹ thuật phục vụ thiết kế và thi công nền móng nhà cao tầng.

CÙNG CHUYÊN MỤC

Vì sao không dùng vật liệu khác thay thế cát tự nhiên để làm đường?

Nguồn cát tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long thiếu hụt, việc sử dụng cát nhân tạo thay thế cũng không hiệu quả vì giá thành cao, thiếu mỏ nguyên liệu.

[Quy định] - Những ngành nghề bị cấm tham gia sau khi nghỉ hưu của cán bộ thuộc Bộ Xây dựng

Sau khi nghỉ công tác, người có chức vụ thuộc Bộ Xây dựng không được thành lập doanh nghiệp liên quan 9 lĩnh vực, trong đó có quy hoạch xây dựng, kiến trúc, nhà ở, vật liệu xây dựng…

Hai bộ đề xuất cách gỡ vướng công trình "không thể khắc phục vi phạm PCCC"

Bộ Xây dựng, Bộ Công an đề xuất với công trình không có khả năng khắc phục vi phạm về PCCC sẽ được áp dụng một số giải pháp kỹ thuật tăng cường, bổ sung nhằm nâng cao an toàn cháy nổ.

FIFA công bố tiền công cho cầu thủ và LĐBĐ tại World Cup nữ

Tính dân chủ và minh bạch của FIFA trong việc chi trả tiền công và tiền thưởng cho các đội dự vòng chung kết World Cup nữ 2023 tiếp tục thể hiện.

Bộ trưởng Xây dựng: Không yêu cầu nhà xưởng phải sơn chống cháy

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết Quy chuẩn 06 (QCVN 06:2022/BXD) do Bộ ban hành không quy định về sơn chống cháy bởi đây là vật liệu không thể chuẩn hóa.

XEM NHIỀU NHẤT

Quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B)

Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

Quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng. Cực chuẩn!

Tổng hợp tất cả các quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng thông dụng. Từ bê tông, thép, gạch đến những loại vật liệu hoàn thiện như kính, thạch cao, cửa,...

Bảng quy đổi cường độ, mác bê tông theo cấp bền C

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam cấp bền bê tông ký hiệu là B hoặc M nhưng trong một số bản vẽ do nước ngoài thiết kế ký hiệu cấp bền C gây lúng túng cho không ít kỹ sư xây dựng Việt Nam.

TCVN 4085:2011 - Kết cấu gạch đá. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thi công và nghiệm thu các kết cấu xây bằng gạch đá và gạch đá cốt thép làm từ gạch đất sét nung, gạch gốm, gạch silicát, các loại gạch không nung, đá đẽo, đá hộc và bê tông đá hộc trong xây dựng mới, cải tạo nhà và công trình.

Bảng tính toán mác bê tông dựa trên chỉ số đồng hồ khi thí nghiệm nén mẫu bê tông

Mác bê tông, cấp bền hay cường độ bê tông là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng bê tông trộn tay, trộn máy hay thương phẩm.

Về đầu trang